Chiều 25-2, tại sân nhà Thái học trong Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm "Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tổ chức.


 

Khai mạc triển lãm Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.

Quốc hiệu là danh xưng chính thức của đất nước, mang niềm tự hào và khẳng định ý chí độc lập. Lịch sử dân tộc trong cả chiều dài đã chứng kiến nhiều lần quốc hiệu thay đổi. Mỗi quốc hiệu ghi dấu một thời kỳ lịch sử dân tộc, gắn liền với những chiến công, những vị anh hùng, những bước phát triển. Từ khi dựng nước cho đến trước khi có quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9-1945, nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần đổi quốc hiệu. Cho đến nay chúng ta biết được những điều này nhờ những tài liệu lưu trữ còn giữ được. Khối mộc bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận năm 2009 - còn ghi khắc khá đầy đủ những thông tin về quốc hiệu và kinh đô của nước ta trong những giai đoạn lịch sử trước năm 1945.

Các mộc bản sách:Đại Việt sử ký toàn thư;Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập;Khâm Định Việt sử thông giám cương mục;Đại Nam thực lụccho biết chúng ta đã từng có 9 quốc hiệu: Xích Qủy thời Kinh Dương Vương; Văn Lang thời Hùng Vương; Âu Lạc thời An Dương Vương; Vạn Xuân thời Tiền Lý; Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê; Đại Việt thời Lý - Trần - Lê; Đại Ngu thời nhà Hồ; Việt Nam thời Gia Long và Đại Nam thời Minh Mệnh. Các mộc bản cũng kể lại tỷ mỷ chuyện định đô qua các đởi vua, tả lại hình thể núi sông, quy mô dài rộng và cả sự xem xét đánh giá địa thế, phong thủy của nhà vua và các quần thần khi quyết định chọn kinh đô cho đất nước.

Nhìn từ góc nhìn di sản văn hóa, triển lãm những tư liệu mộc bản đã phần nào tái hiện lại bức tranh sinh động về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt từ xa xưa thông qua những lần đặt, đổi quốc hiệu và kinh đô đất nước của các vương triều và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân. Các mộc bản, là khuôn bản in gốc của các sách, mang những giá trị lịch sử trong nội dung đồng thời cũng cho công chúng được tiếp cận gần hơn với các hiện vật lưu trữ di sản tư liệu của Việt Nam.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng 32 hình ảnh, tài liệu và 20 phiên bản mộc bản triều Nguyễn giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của các quốc hiệu và kinh đô của Việt Nam trải qua các thời kỳ lịch sử. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 25-2 đến ngày 25-3 tại khu Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

 

                                     TheoNhandan

Các tin khác


Trên 5.000 tin, bài của cộng tác viên cộng tác với Đài PT-TH tỉnh

(HBĐT) -Ngày 22/2, Đài PT - TH tỉnh tổ chức hội nghị cộng tác viên (CTV) năm 2019. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh và các CTV tiêu biểu của Đài.

Thu phí tham quan đền, chùa để bảo tồn di tích

Nhiều người tới tham quan, đi lễ tại chùa Bà Đanh và khu du lịch đền Trúc - Ngũ động Thi Sơn (huyện Kim Bảng, Hà Nam), tham quan chùa Đồng từ phía tỉnh Bắc Giang khá bức xúc khi trước cổng đền, chùa bỗng dựng lên một… trạm thu phí.

Đầu tư gần 230 tỷ đồng bảo tồn trang phục các dân tộc thiểu số

Một trong những mục tiêu của đề án là 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết…

Sức sống của ẩm thực dân gian trong dòng chảy lễ hội

(HBĐT) - Trong các lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội được tổ chức sau Tết Nguyên đán, những món ăn dân gian được trưng bày hoặc bày bán đã trở thành hình ảnh quen thuộc. Có lẽ không quá khi nói rằng, ẩm thực dân gian đang tồn tại và được phát huy trong dòng chảy của lễ hội.

Bộ Văn hóa đề nghị Giáo hội Phật giáo không để dâng sao giải hạn thành trục lợi

Bộ VH-TT-DL đề nghị Bộ Nội vụ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng dẫn cơ sở thờ tự để không xảy ra tình trạng dâng sao giải hạn biến tướng.

Xã Xuân Phong lan tỏa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(HBĐT) -Tại xã Xuân Phong (Cao Phong), phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) được người dân tích cực hưởng ứng. Từng gia đình nghiêm túc thực hiện các nội dung của phong trào. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Nhân dân trong xã luôn đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục