(HBĐT) - Những năm qua, huyện Tân Lạc đã triển khai sâu rộng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH), thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.


 

Đội văn nghệ xã Phong Phú biểu diễn tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2019.

 

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo (BCĐ) phong trào TDĐKXDĐSVH huyện Tân Lạc, năm 2018, toàn huyện có 16.546 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 80,3%; 153 khu dân cư được công nhận văn hóa, đạt 66,8%; 165 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, đạt 97%; 100% xóm, khu dân cư thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước, hương ước. Các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở được quan tâm lồng ghép nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng, cùng với đóng góp tiền của, công sức của nhân dân, đến nay, toàn huyện có 182 xóm, khu dân cư có nhà văn hóa, khu thể thao, đạt 76,2%; 37 xóm, khu dân cư có nhà văn hóa, khu thể thao đạt chuẩn, đạt 20,3%; 4 xã có nhà văn hóa, khu thể thao đạt chuẩn, đạt 16,7%. Huyện duy trì, phát triển được 24.840 người tập luyện TD-TT thường xuyên, 8.050 người đạt chế độ rèn luyện theo tiêu chuẩn, 4.700 hộ gia đình thể thao, 75 câu lạc bộ TD-TT.

Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: BCĐ huyện đã chỉ đạo BCĐ xã, thị trấn bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên triển khai các nội dung của phong trào xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, những tiêu chí của phong trào được triển khai tới từng thôn, xóm để nhân dân biết và thực hiện. Hàng năm, BCĐ đề ra những yêu cầu, nội dung thích hợp để xây dựng kế hoạch hoạt động sát thực tế, đồng thời kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của từng địa phương, thông qua đó khơi dậy niềm tự hào, tính cộng đồng, tự quản của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Phong trào TDĐKXDĐSVH đã trở thành phong trào tổng hợp gắn kết chặt chẽ các ngành, lĩnh vực, được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện thực hiện. Các hoạt động của phong trào được triển khai kịp thời, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Để người dân tham gia phong trào sâu rộng, BCĐ các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân về trách nhiệm, ý nghĩa của phong trào. Từ đó, người dân tự nguyện đăng ký xây dựng gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa, cùng tuyên truyền, vận động mọi người tham gia thực hiện phong trào.

Phong trào TDĐKXDĐSVH huyện Tân Lạc có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu ứng của phong trào đã thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, đến từng gia đình và các tầng lớp nhân dân. Để tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào, BCĐ huyện đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Phấn đấu năm 2019, toàn huyện có 78% hộ gia đình, 70% khu dân cư văn hóa, 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 6 xã đạt, giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 1 đơn vị giữ vững danh hiệu thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

 

Hồng Ngọc

Các tin khác


Huyện Tân Lạc khai thác tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Mường Bi - Tân Lạc là một 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh, là vùng đất giàu tiềm năng về văn hóa, tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng khai thác, phát triển các loại hình du lịch.

Những câu thơ, bài hát… cùng ra biên giới

(HBĐT) - Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nếu bài hát nào có tính phổ biến và đi nhanh vào tâm khảm của quân dân ta từ sự kiện 17/2/1979 thì đó chính là bài "Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới/Quân xâm lược bành trướng dã man/Đã dày xéo mảnh đất tiền phương/Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương…”. Câu hát này vang vọng từ mỗi thôn, xóm, trường học, giảng đường đến các chiến hào đang còn vương khói súng…

Đền Mẫu đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 22/2, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Lễ dón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Mẫu xã Vũ Lâm (Lạc Sơn). Đến dự các đồng chí lãnh đạo Sở VH,TT&DL; lãnh đạo UBND huyện và các đồng chí trong BTV huyện ủy cùng đông đảo nhân dân các dân tộc xã Vũ Lâm và du khách thập phương.

Trên 5.000 tin, bài của cộng tác viên cộng tác với Đài PT-TH tỉnh

(HBĐT) -Ngày 22/2, Đài PT - TH tỉnh tổ chức hội nghị cộng tác viên (CTV) năm 2019. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh và các CTV tiêu biểu của Đài.

Thu phí tham quan đền, chùa để bảo tồn di tích

Nhiều người tới tham quan, đi lễ tại chùa Bà Đanh và khu du lịch đền Trúc - Ngũ động Thi Sơn (huyện Kim Bảng, Hà Nam), tham quan chùa Đồng từ phía tỉnh Bắc Giang khá bức xúc khi trước cổng đền, chùa bỗng dựng lên một… trạm thu phí.

Đầu tư gần 230 tỷ đồng bảo tồn trang phục các dân tộc thiểu số

Một trong những mục tiêu của đề án là 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục