(HBĐT) - Theo lịch sử, làng Quèn Thị thuộc xã Cao Dương, huyện Lương Sơn được khai sinh vài trăm năm về trước. Đầu tiên làng chỉ có 7 hộ từ nơi khác về đây an cư lập nghiệp. Sau đó, phát triển thành làng có tên gọi là làng Trại Mít, nay là làng Quèn Thị. Cách đây khoảng 300 năm, nhân dân làng Quèn Thị đã xây dựng đình làng để thờ phụng các vị thần Tản Viên Sơn, Cun Trưởng Thung, Thành Hoàng làng.


 Đình làng Quèn Thị, xã Cao Dương (Lương Sơn) được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương.

Không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, đình làng cũng là nơi hội họp, bàn việc làng của người dân. Đình được xây dựng giữa cánh đồng, hướng nhìn về phía nam. Phía đông, tây, bắc có dãy núi đá vôi bao bọc khuôn viên làng. Đình làng Quèn Thị được mở rộng gồm 7 gian, có hậu cung và xây dựng bằng gỗ quý. Năm 1951, thực dân Pháp nhảy dù càn quét, cướp, giết dân làng và đốt đình, làm hư hỏng, mất đi toàn bộ di vật và sắc phong của đình. Đến năm 1996, nhân dân làng Quèn Thị đã đóng góp công sức, tiền của xây dựng lại đình tại chỗ cũ để thờ phụng các vị thần, Tản Viên Sơn và Thành Hoàng làng.

Ông Bùi Đình Thị, năm nay hơn 70 tuổi cho biết: Nhiều người biết đến làng Quèn Thị không chỉ bởi truyền thống của một làng cổ mà là những nét văn hoá đặc trưng trong lễ hội của làng ở vùng bán sơn địa này. Trong năm, đình làng Quèn Thị tổ chức 5 ngày lễ chính, trong đó lễ đầu xuân vào ngày 12 tháng giêng hàng năm được tổ chức trang trọng nhất, gồm phần lễ tổ chức kiệu rước bát hương của Đức Mẫu về đình Cả. Sau khi dã hội về ngự giá tại chỗ cũ. Phần hội tổ chức đông vui với các trò chơi dân gian, hát đối, các hoạt động văn nghệ, thể thao. Những hoạt động đó đều thu hút người dân cả làng tham gia. Vào ngày 4/4 âm lịch, đình làng tổ chức lễ cầu nước mạ, có ông Từ cúng khấn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Ngày 12/6 âm lịch là lễ xuống đồng, ông Từ cúng khấn thần linh, trời đất xin phép được xuống đồng. Lễ xong dân làng mới được xuống cấy. Ngày 18/8 âm lịch là lễ rửa lá lúa. Lúc này lúa đang thời kỳ đứng cái, hay bị sâu bệnh phá hoại. Dân làng làm lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, không có sâu bệnh phá hoại mùa màng. Ngày 12/10 âm lịch làm lễ cơm mới. Vào thời điểm này, lúa bắt đầu gặt về nhà. Đây là lễ để cảm ơn đất trời, thần linh đã phù hộ cho mùa màng bội thu, dân làng làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe.

Lễ hội được tổ chức hàng năm là dịp để người dân nơi đây tưởng nhớ Thành Hoàng làng nhưng thực chất là tưởng nhớ tổ tiên, qua đó giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước cho cộng đồng, ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội của làng được diễn ra trong không gian thiêng liêng như đưa chúng ta trở về với quá khứ, gửi gắm ước vọng của mọi người cầu cho dân khang, vật thịnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Hướng, Bí thư Đảng uỷ xã Cao Dương cho biết: Trước sự xuống cấp của đình làng, năm 2017, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ủng hộ, quyên góp, đình làng Quèn Thị được xây dựng lại. Nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất mở rộng khuôn viên hơn 1,2 ha. Lễ hội đình làng Quèn Thị xuân Kỷ Hợi vui hơn nhiều năm trước bởi đình làng vừa được khánh thành, đưa vào sử dụng giai đoạn 1. Đến nay đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong làng và du khách thập phương. Đồng thời phục dựng được lễ hội truyền thống, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hoá của địa phương.

 

                                                                           Việt Lâm

Các tin khác


Câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa dân gian dân tộc Mường

(HBĐT) - Tôi về với xóm Lục Đồi, xã Kim Bình vào ngày đầu xuân Kỳ Hợi. Sắc xuân đang tràn ngập xóm nhỏ.Tia nắng xuân đang vờn qua kẽ lá, hoa đào, hoa mận, hoa mơ bung nở trắng cả góc trời. Tôi đến nhà bà Bùi Thị Ký, chủ nhiệm câu lạc bộ Bảo tồn bản sắc văn hóa dân gian dân tộc Mường, cũng là người rất am hiểu về những bài hát cổ của người Mường, những bài Ví, Thường rang, Bộ mẹng, ru ún và cả Mo Mường. Rất may mắn cho tôi, khi vừa đến nơi cũng là lúc bà đang chuẩn bị cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ. 

Miệt mài lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp về thăm một bản Mường xinh đẹp. Bao đời nay, bà con nơi đây luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc.

Huyện Mai Châu đón trên 172 nghìn lượt khách du lịch

(HBĐT) - Trong tháng 1/2019, ngành dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tiếp tục hoạt động có hiệu quả, các cơ sở lưu trú tăng cường liên kết quảng bá du lịch, phát huy thế mạnh, tiềm năng du lịch của địa phương. Trong tháng, có 172.015 lượt khách đến tham quan, du lịch, trong đó khách quốc tế 5.102 lượt khách, khách nội địa 166.913 lượt khách. Doanh thu từ du lịch ước đạt 5.577 triệu đồng.

Quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tại Ai Cập

Tham dự Lễ hội văn hóa quốc tế Sakia ở thủ đô Cairo của Ai Cập, gian trưng bày của Việt Nam đã gây nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với bạn bè quốc tế, nhất là giới trẻ.

Khai trương Đại lý ủy quyền du lịch Vietrantour Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng ngày 27/2, tại 576 Trần Hưng Đạo, phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình), công ty TNHH MTV Hoàng Nam đã tổ chức khai trương Đại lý ủy quyền du lịch Vietrantour Hòa Bình.

Huyện Tân Lạc: Triển khai sâu rộng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Tân Lạc đã triển khai sâu rộng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH), thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục