(HBĐT) - Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng, chợ Cồn là một trong những ngôi chợ sầm uất, lâu đời bậc nhất của thành phố biển. Ở chợ Cồn, người dân và du khách có thể mua gần như bất cứ thứ gì, từ quần áo, giày dép, đồ trang sức, hải sản… với mức giá bình dân. Nhưng điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất là ẩm thực, quả thật không ngoa khi nói rằng nơi đây là "thiên đường" ẩm thực xứ Đà Thành.


Chợ Cồn, thành phố Đà Nẵng được mệnh danh là "thiên đường" ẩm thực xứ Đà Thành luôn là điểm mua sắm hấp dẫn người dân thành phố và khách du lịch.

Chợ được xây dựng từ năm 1940 và cho đến nay vẫn là điểm mua sắm thu hút người dân thành phố cũng như khách du lịch ưu tiên ghé qua khi thăm quan Đà Nẵng. Chợ mở cửa từ 7h - 19h30 phục vụ người dân. Với quy mô khá lớn, gồm 1 dãy nhà 3 tầng, 2 dãy nhà 2 tầng, 6 khu lòng chợ là nhà cấp 4 nên mọi hoạt động diễn ra luôn tấp nập người ra, vào, nhất là ở tầng trệt. Là nơi giao thoa hàng hóa lớn nên chợ quy tụ đầy đủ các loại mặt hàng từ phổ thông đến cao cấp. Tuy nhiên, điểm nhấn khiến khách du lịch tìm đến chợ là không gian ẩm thực đa dạng với những món ăn, thức uống truyền thống đặc sắc, đa dạng vùng miền. Ghé thăm chợ một hồi, thăm quan các gian hàng quần áo, giày dép, trang sức..., chúng tôi tìm đến khu ẩm thực mà người người đồn đại. Anh Hoàng Văn Đích, người đã sinh sống ở khu vực chợ Cồn nhiều năm nay cho biết: "Chợ có 3 khu ẩm thực gồm trong nhà, ngoài trời và khu thực phẩm khô. Nếu đến chợ Cồn vào khoảng thời gian từ 7h - 15h thì nên chọn khu ẩm thực ở trong chợ. Khu ẩm thực bên ngoài chợ bắt đầu hoạt động sau 15h”.

Theo hướng dẫn của anh Đích, chúng tôi có mặt tại không gian ẩm thực trong nhà của chợ và không khỏi "hoa mắt” trước từng quầy hàng san sát được phân chia thành 2 dãy luôn đông nghịt khách. Một bên là đồ ngọt với chè, sinh tố, các loại trái cây như cóc dầm, me dầm… Bên còn lại là vô số đồ mặn với bún mắm, bún thịt nướng, các loại bún nước, mỳ quảng, cơm, ram, ốc hút, bánh bèo, bánh xèo, bánh căn… Các quầy ở đây đều có bảng giá niêm yết trên tường, giá dao động từ 15.000 - 30.000 đồng/suất. Khách du lịch đến đây ai cũng thích thú vì được ăn "quên lối về” mà không sợ bị thâm hụt "tài khoản”. Bạn Nguyễn Phương Loan, du khách đến từ Nam Định chia sẻ: "Tôi cùng nhóm bạn đến du lịch tại Đà Nẵng, theo lịch trình hôm nay đến thăm chợ Cồn để thưởng thức các món ăn và mua sắm một chút thực phẩm khô làm quà. Các món ăn tại đây nổi tiếng đậm đà hương vị Đà Thành khiến cả nhóm nán lại lâu hơn những gian hàng khác để thưởng thức”.

Gần như toàn bộ các món ăn bình dân, món ăn vặt tại Đà Nẵng đều có mặt tại khu ẩm thực ngoài trời như ram cuốn cải, hủ tiếu, bánh canh, mỳ Quảng, gỏi khô bò, hột vịt lộn, bánh bèo, bánh bột lọc, chè chuối, xoa xoa hạt lựu… Chỉ cần vài ba cái ghế con cùng một cái mẹt nhỏ là những cô bán hàng đã có cho mình một "địa bàn" nho nhỏ để phục vụ thực khách. Cạnh đó là khu thực phẩm khô để du khách có nhiều lựa chọn mua về làm quà cho bạn bè, người thân như thịt bò khô, me dầm, bánh tráng ruốc, mực rim... với giá cả hợp lý. Nếu bạn có ý định đến Đà Nẵng thì hãy một lần đến và thưởng thức đặc trưng của Đà Thành ở chợ Cồn, nơi sẽ để lại cho bạn nhiều kỷ niệm lý thú.

Thanh Sơn


Các tin khác


Xung quanh việc tổ chức Festival Nghệ thuật quốc tế “Đáo Xuân Chín” tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn)

(HBĐT) - Theo thông tin từ họa sĩ Đào Anh Khánh tại cuộc họp báo được tổ chức sáng ngày 18/3/2019 ở thung lũng "Gầm Trời”, xã Lâm Sơn, (Lương Sơn), triển lãm Đáo Xuân Chín - Festival nghệ thuật quốc tế sẽ chính thức được diễn ra liên tục trong 24 giờ, từ 14h30 ngày 23/3/2019 đến 14h30 ngày 24/3/2019 với nhiều nội dung. Tuy nhiên, theo ngành chức năng tỉnh Hòa Bình, tính đến thời điểm ngày 18/3/2019, chỉ có duy nhất hoạt động triển lãm tranh là được cấp phép triển lãm theo Giấy phép số 156/GP-MTNATL ngày 21/12/2018 của Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch). Tất cả các hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn lại đều chưa được cấp phép. Ngoài ra, thông tin về vấn đề đảm bảo an ninh trật tự mà họa sĩ Đào Anh Khánh cung cấp cho báo chí về việc có lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình, huyện Lương Sơn, xã Lâm Sơn tham gia bảo vệ tại lễ hội đã được lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình khẳng định là không chính xác.

Huyện Cao Phong nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) huyện Cao Phong được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Huyện Mai Châu thu hút 12 dự án đầu tư cho du lịch

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện hiện đang có 12 dự án đầu tư cho du dịch, trong đó có 11 dự án được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký 178,142 tỷ đồng, vốn đầu tư đã, đang thực hiện 150,741 tỷ đồng. Tiêu biểu như dự án du lịch sinh thái Cha Lang, xã Mai Hịch; dự án khu du lịch Suối Tù, xã Bao La, Piềng Vế; dự án du lịch sinh thái, văn hóa, làng nghề tại các xóm thuộc thị trấn Mai Châu, xã Chiềng Châu, xã Nà Phòn...

Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Đức Phật không dạy "thỉnh vong giải nghiệp"

Chia sẻ với phóng viên TTXVN về việc chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) truyền bá "thỉnh vong giải nghiệp”, thu hàng trăm tỷ đồng, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ "rất buồn cho hình ảnh của Phật giáo".

Triển lãm chuyên đề “Tìm lại ký ức”

Sáng 21-3, tại TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh phối hợp Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề "Tìm lại ký ức”.

Đề nghị xử lý hoạt động lợi dụng tôn giáo để truyền bá mê tín dị đoan

Từ sự việc ở chùa Ba Vàng do báo chí phản ánh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị có các biện pháp ngăn chặn, xử lý hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để truyền bá mê tín dị đoan, trục lợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục