(HBĐT) - Khu di tích lịch sử Đền Hùng vinh dự là nơi nhiều lần được đón Bác về thăm. Trong những lần ấy, Bác đã có nhiều lời căn dặn quý báu. Trong hai lần về thăm Đền Hùng, lần thứ nhất vào ngày 19/9/1954, Người căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói đã trở thành mệnh lệnh thiêng liêng nhắc nhở toàn quân, toàn dân Việt Nam giữ gìn vững chắc non sông gấm vóc, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.

Lần thứ hai về thăm Đền Hùng vào đúng ngày Cách mạng tháng Tám năm 1962, tại đây ngoài việc căn dặn ý thức chính trị, phẩm chất cách mạng với lực lượng vũ trang, Người còn nhắc nhở: "Chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm đẹp đẽ, để Đền Hùng thành công viên cho con cháu sau này tham quan” (trích lời giới thiệu sách "Bác Hồ về thăm Đền Hùng”, Tỉnh ủy Phú Thọ, 8/2009).

       Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của tỉnh Phú Thọ và tấm lòng hảo tâm công đức của các địa phương, doanh nghiệp, của đông đảo đồng bào trong và ngoài nước, công tác tu bổ, tôn tạo và xây dựng các công trình trong di tích ngày càng được mở rộng và phát huy hiệu quả. Toàn bộ khu I gồm có các công trình kiến trúc cổ trên núi Hùng, đó là: Đền Thượng, Lăng Hùng Vương, Đền Trung, Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Gác chuông, Bảo tháp, Cột đá thề, Đền Giếng và rừng nguyên sinh được bảo vệ nghiêm ngặt và được tu bổ đồng bộ, khang trang bằng các vật liệu bền vững nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc cổ kính. Các đồ thờ tự, hoành phi, câu đối được khôi phục bổ sung. Khu sân vườn các đền được cải tạo, hệ thống đường hành hương, tại Khu di tích được sửa chữa nâng cấp, trồng bổ sung các loại cây bản địa và các lớp thảm thực vật tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và trang nghiêm hơn.
       Từ năm 1996 đến nay, các công trình kiến trúc Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Hùng Vương, Đền Giếng được đại trùng tu, tiếp tục mở mang  các công trình kiến trúc thờ tự quy tụ những giá trị văn hóa tâm linh về nơi cội nguồn, để hình thành nên hệ thống đền thờ cha Rồng, mẹ Tiên. Năm 2005, xây dựng Đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Vặn, xây dựng Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân năm 2007 trên núi Sim bằng nhiều nguồn kinh phí của Nhà nước và nguồn kinh phí xã hội hóa do các tập thể, cá nhân tham gia đóng góp. Việc xây dựng tôn tạo các công trình kiến trúc thờ tự trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng được Nhà nước và nhân dân với rất nhiều nguồn nhân tài, vật lực, từ nhiều tầng lớp trong xã hội và từ nhiều miền đất nước cùng góp công xây dựng.

Trong 5 năm trở lại đây, một số công trình được xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa đã góp phần làm cho diện mạo di tích ngày càng uy linh, sạch đẹp. Tiêu biểu trong đó có hạng mục công trình tu bổ tôn tạo Chùa Thiên Quang và khu vực Đền Hạ do thành phố Hà Nội và Tập đoàn Him Lam công đức; công trình Cổng vào Khu trung tâm lễ hội Đền Hùng từ nguồn ủng hộ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; cải tạo hệ thống đường, bậc lên xuống các đền tại núi Nghĩa Lĩnh bằng việc thay thế toàn bộ đá xây, đá lát, đá bó vỉa từ đá Hải Lựu bằng đá granit Bình Định màu ghi do các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đóng góp. Gần đây nhất là công trình cải tạo, chỉnh trang khu vực ngã 5 Đền Giếng. Có thể nói, các công trình tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích đã từng bước góp phần "để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm đẹp đẽ, để Đền Hùng thành công viên cho con cháu sau này tham quan” như lời Bác căn dặn. 


Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo nhân dân tham gia

Nhìn lại mốc thời gian từ khi có Quyết định phê duyệt Quy hoạch xây dựng Đền Hùng của Thủ tướng Chính phủ (tháng 4/2004) đến nay đã 15 năm, Phú Thọ đã xây dựng Đền Hùng xứng tầm với vị thế là Di tích Quốc gia đặc biệt -  trung tâm văn hóa tín ngưỡng tâm linh thờ cúng Tổ tiên của dân tộc, thực sự trở thành điểm đến của du lịch Việt Nam, là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Đền Hùng vẫn bảo tồn được những nét cổ kính và không gian lễ hội đặc sắc, cùng với đó có thêm nhiều hạng mục công trình văn hóa mới, các cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường được đầu tư khang trang để phục vụ và thu hút đông đảo du khách về bái Tổ…


P.V (TH)

Các tin khác


Đà Bắc sẵn sàng “thảm đỏ” mời gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch

(HBĐT) - Ngày 2/4, UBND huyện Đà Bắc phối hợp với Sở VH- TT&DL đã tổ chức "Hội thảo sơ kết đánh giá 2 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch và chia sẻ những vấn đề liên quan đến du lịch Đà Bắc”. Dự hội thảo có đại biểu Tổ chức phi chính phủ AOP tại Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh; Huyện ủy, UBND huyện Đà Bắc; đại diện các xã Hiền Lương, Vầy Nưa, Cao Sơn, Tiền Phong; các doanh nghiệp, các công ty lữ hành đang hoạt động và dự kiến đầu tư kinh doanh du lịch tại Đà Bắc.

Tìm thấy trống đồng cổ tại Lào Cai

Chiều 1-4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai cho biết, vừa tìm thấy chiếc trống đồng cổ và một số di vật (xương, rìu đồng) tại thôn Tả Thàng, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng (Lào Cai).

Thêm một ngày Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội

Chiều 31-3, theo ban tổ chức Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019, lễ hội sẽ kéo dài thêm một ngày, đến hết ngày 1-4.

Cam Cao Phong kết hình 2 con rồng hiện diện tại Đền Hùng

(HBĐT) -Nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương năm 2019, từ ngày 29-30/3, tại tỉnh Phú Thọ, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức chương trình "Lễ dâng hương các Vua Hùng - Doanh nhân và cộng đồng vì trẻ em Việt Nam”.

Khởi sắc du lịch Đà Bắc

(HBĐT) - Những năm gần đây, du lịch Đà Bắc có nhiều khởi sắc, là điểm đến đến hấp dẫn, thu hút du khách thăm quan, khám phá và đang trở thành ngành kinh tế đầy triển vọng của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

“Vẽ” diện mạo mới cho thị trấn Mai Châu

(HBĐT) -Thị trấn Mai Châu (Mai Châu) bấy lâu nay được giới lữ hành, những người đam mê du lịch ví như bông hoa giữa núi rừng Tây Bắc. Với cảnh quan tự nhiên đẹp, nhiều bản làng dân tộc đậm bản sắc truyền thống, thị trấn là điểm đến của nhiều du khách. Tháng 12/2017, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch để nâng tầm đô thị thị trấn Mai Châu từ loại V lên đô thị loại IV vào năm 2020. Cấp ủy, chính quyền huyện Mai Châu đang dành nhiều quan tâm, đầu tư nhằm tạo diện mạo mới cho thị trấn Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục