Trước đó, Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019 được ấn định tổ chức từ ngày 29-3 đến 31-3. Theo ban tổ chức, tính đến chiều 31-3, Lễ hội đã thu hút gần một triệu người đến tham quan thưởng lãm.
Trong thời gian diễn ra Lễ hội hoa anh đào, công tác an ninh, bảo vệ được bảo đảm, có những thời điểm lượng khách tham quan đông và quá tải, song không xảy ra hiện tượng xô lấn, chen đẩy, hái hoa, rút cành; hoa triển lãm được các công nhân chăm sóc tỉ mỉ, những cành héo thường xuyên được thay thế bằng hoa tươi, mới.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng lãm của nhân dân ban tổ chức quyết định kéo dài lễ hội thêm một ngày, phục vụ nhân dân tham quan đến 22 giờ ngày 1-4.
Những người trực tiếp chăm chút các cây hoa lại thêm một ngày túc trực để giữ hình ảnh đẹp nhất cho hoa, để lễ hội luôn giữ được hình ảnh đẹp nhất.
Trước khi khai mạc, đội ngũ nhân viên Công ty cây xanh Hà Nội vất vả ngày đêm cùng các chuyên gia đến từ Nhật Bản thì lễ hội, còn sự góp sức của để chuẩn bị cho lễ hội.
Bên cạnh 30 nghìn cây hoa anh đào Nhật là cả trăm loài hoa khác của Việt Nam như lan, cúc, cẩm chướng, mẫu đơn... như thắt thêm tình hữu nghị hai nước.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý hy vọng, Lễ hội sẽ là cầu nối để người dân hai nước tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Ông Ijima Isao, Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Shinzo Abe, kỳ vọng sẽ có thêm nhiều người Việt Nam đến Nhật Bản học tập, làm việc và du lịch.
Đánh giá về ý nghĩa của Lễ hội hoa anh đào năm nay, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Du lịch Hà Nội cho biết, sự kiện này nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, nét đẹp văn hóa, đất nước, con người Nhật Bản tới người dân Hà Nội.
Lễ hội đã thu hút rất nhiều người tham gia từ mọi lứa tuổi, trở thành điểm đến lý tưởng không thể bỏ qua vào dịp cuối tuần. Không chỉ người dân, nhiều du khách nước ngoài cũng tỏ ra đặc biệt thích thú trước một trong những sự kiện văn hóa, du lịch tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Ngọc Minh, sinh viên năm thứ hai của Trường Đại học văn hóa chụp ảnh lưu niệm xong còn tranh thủ thưởng thức những món ăn truyền thống của Nhật Bản và bày tỏ mong mỏi sẽ thêm những hoạt động giao lưu văn hóa ý nghĩa như này.
Trong khuôn khổ lễ hội năm nay còn có các hoạt động khác như Hội nghị trao đổi xúc tiến đầu tư, du lịch Hà Nội - Nhật Bản; hoạt động giao lưu về y tế, giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tại đây cũng diễn ra Lễ ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp Nhật Bản với các cơ quan, doanh nghiệp của TP Hà Nội trong các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch.
Việc định kỳ tổ chức lễ hội cũng như hội nghị trao đổi hợp tác xúc tiến đầu tư, du lịch của TP Hà Nội cho thấy nỗ lực không nhỏ của Thủ đô, nhằm trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, kinh tế giữa Thủ đô Hà Nội và Nhật Bản;
Ngày 30-3 lãnh đạo TP Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã trồng tượng trưng cây hoa anh đào tại Công viên Hòa Bình. Hiện nay, tổng số cây hoa anh đào được trồng tại Công viên Hòa Bình là trên 3.000 cây, nhiều cây được trồng từ năm 2017 đã nở hoa đẹp mắt.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng đánh giá cao ý nghĩa của việc trồng cây hoa anh đào, góp phần lớn cải thiện cảnh quan môi trường của Thủ đô. Những cây hoa anh đào được Hà Nội tiếp nhận từ phía Nhật Bản cũng đã nở hoa, tươi tốt cho thấy loại cây này khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Thủ đô.
Việc lần đầu tiên lọt vào nhóm dẫn đầu cả nước về chỉ số cạnh tranh năm 2018 mới đây sẽ càng là động lực giúp chính quyền TP Hà Nội không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
TheoNhanDan