(HBĐT) - Những năm gần đây, du lịch Đà Bắc có nhiều khởi sắc, là điểm đến đến hấp dẫn, thu hút du khách thăm quan, khám phá và đang trở thành ngành kinh tế đầy triển vọng của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.


Du khách thăm quan, khám phá cảnh đẹp thiên nhiên tại xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Được biết đến là huyện có nguồn tài nguyên phong phú, hấp dẫn, địa hình đồi núi hùng vĩ với hệ thống hang động đẹp, các đảo lớn, nhỏ trên hồ Hòa Bình cùng hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng, phong phú, nền văn hóa đậm bản sắc các dân tộc Tày, Mường, Dao… là những tiềm năng, lợi thế để huyện Đà Bắc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử. Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn huyện phong phú với nhiều điểm đến như: Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh; thác Tà Khớp - xã Đồng Ruộng; suối Láo, hang Mưa, hang Sưng - xã Cao Sơn; núi Biều, hang Lỗ Làn, vịnh Hiền Lương - xã Hiền Lương; đảo Dừa - xã Vầy Nưa; đảo Sung - xã Tiền Phong… Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch nhân văn với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo như: đền Thác Bờ - xã Vầy Nưa; di tích lịch sử chiến khu Mường Diềm - xã Trung Thành; di tích lịch sử Tú Lương - xã Tu Lý; đài tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Triệu Phúc Lịch, đội du kích Toàn Sơn - xã Toàn Sơn; bia Lê Lợi - xã Vầy Nưa… Ngoài ra, các dân tộc Dao, Tày, Mường còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng trong nếp sống, sinh hoạt là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng.

Xác định du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, hàng năm, huyện Đà Bắc quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh mảnh đất và con người Đà Bắc. Đồng thời đầu tư phát triển, mở rộng các điểm du lịch khám phá danh lam thắng cảnh, các di tích, các điểm du lịch cộng đồng xóm Ké - xã Hiền Lương, xóm Đá Bia - xã Tiền Phong, xóm Sưng - xã Cao Sơn, xóm Nhạp - xã Đồng Chum, xóm Thẩm Luông - xã Đoàn Kết… Năm 2018, điểm du lịch cộng đồng xóm Đá Bia - xã Tiền Phong vinh dự được nhận giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN. Đây là cơ hội để bản du lịch cộng đồng Đá Bia quảng bá, giới thiệu về văn hóa, con người, các hoạt động du lịch độc đáo đến với du khách trong nước và quốc tế. Qua đó, các điểm du lịch tại Đà Bắc đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút được lượng lớn du khách đến thăm quan, khám phá, trải nghiệm. Năm 2018, ngành du lịch huyện Đà Bắc đón 79.500 lượt khách, doanh thu đạt 14,2 tỉ đồng.

Đồng chí Bùi Hồng Anh, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Đà Bắc cho biết: Mặc dù vậy, du lịch trên địa bàn huyện vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Trong đó, một phần nguyên nhân là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch tuy đã được quan tâm, xong đầu tư chưa đồng bộ, đặc biệt hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ du lịch. Các điểm du lịch còn ở dạng tiềm năng, chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Liên kết các tuyến, điểm du lịch chưa hiệu quả, công tác quảng bá, đầu tư cho du lịch chưa nhiều. Do đó, tăng cường thu hút đầu tư được xem là một trong những giải pháp được huyện tích cực triển khai trong thời gian tới.

Theo đồng chí Bùi Hồng Anh, năm 2019 là năm triển khai Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, kế hoạch chiến lược phát triển du lịch. Ban chỉ đạo du lịch huyện tham mưu UBND huyện tiếp tục đẩy mạnh hoạt động du lịch trên địa bàn toàn huyện, ưu tiên các nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch, hướng đến hoạt động du lịch chuyên nghiệp nhằm phát huy thế mạnh và nội lực của huyện trong giai đoạn mới. Đồng thời, nghiên cứu, đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện. Đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không lãng phí nguồn tài nguyên du lịch của huyện. Tổ chức quảng bá du lịch tại các lễ hội truyền thống của địa phương, giới thiệu tiềm năng du lịch cho các doanh nghiệp đến khảo sát đầu tư sản phẩm du lịch tại huyện. Thực hiện tốt công tác phát triển du lịch gắn với bảo tồn không gian, cảnh quan tự nhiên, kiến trúc và bản sắc văn hóa các dân tộc trong cộng đồng dân cư. Triển khai việc áp dụng các tiêu chuẩn du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm vào các hoạt động du lịch trên địa bàn. Duy trì các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch đã có, tiếp tục triển khai lựa chọn đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch, các tuyến, điểm, chương trình du lịch mới của địa phương, liên vùng, phù hợp với đặc trưng của huyện.

                                                                                        Hồng Ngọc




Các tin khác


Miễn vé hoàn toàn khi tham quan khu di sản Huế trong ngày 26.3

Tất cả người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, du khách là người Việt Nam khi đến tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế vào ngày 26.3 sẽ được miễn vé hoàn toàn.

Chương trình nghệ thuật “Ký ức Hội An” kích cầu du lịch Quảng Nam

Sau những thành công của các đêm diễn đầu tiên, bắt đầu từ tháng 4/2019 chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh "Ký ức Hội An” sẽ được biểu biểu diễn liên tục và trở thành chương trình xúc tiến du lịch chính của tỉnh Quảng Nam phục vụ khách du lịch.

Huyện Cao Phong chú trọng bảo tồn, lưu giữ chiêng Mường

(HBĐT) - Chiêng Mường có mặt từ rất lâu trong đời sống, sinh hoạt của vùng đất Mường Thàng - Cao Phong. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và lưu giữ chiêng Mường được các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân quan tâm.

Chợ Cồn Đà Nẵng "thiên đường" ẩm thực xứ Đà Thành

(HBĐT) - Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng, chợ Cồn là một trong những ngôi chợ sầm uất, lâu đời bậc nhất của thành phố biển. Ở chợ Cồn, người dân và du khách có thể mua gần như bất cứ thứ gì, từ quần áo, giày dép, đồ trang sức, hải sản… với mức giá bình dân. Nhưng điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất là ẩm thực, quả thật không ngoa khi nói rằng nơi đây là "thiên đường" ẩm thực xứ Đà Thành.

Xung quanh việc tổ chức chương trình nghệ thuật “Đáo Xuân Chín”: Ban tổ chức xin cấp phép ngay sát ngày biểu diễn

(HBĐT) - Ngày 20/3, Báo Hòa Bình đã đăng tải bài viết "Xung quanh việc tổ chức Festival Nghệ thuật quốc tế "Đáo Xuân Chín” tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn)” phản ánh việc các hoạt động trong liên hoan nghệ thuật "Đáo Xuân Chín" của họa sĩ Đào Anh Khánh chưa được cấp phép biểu diễn theo đúng quy định. Đặc biệt, sự kiện này gắn mác 18+ (cấm người dưới 18 tuổi - PV) và dự kiến sẽ có đông người nước ngoài tham gia, nhiều hoạt động tại lễ hội diễn ra sau 23 giờ. Dự kiến lễ hội Đáo Xuân Chín có thể xảy ra những vấn đề gây phức tạp về ANTT, nên các ngành chức năng của tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, đúng thẩm quyền. Sáng ngày 22/3, Ban tổ chức chương trình đã phải chính thức thực hiện các thủ tục xin cấp phép biểu diễn cho chương trình "Đáo Xuân Chín" diễn ra vào ngày 23/3.

Ban tổ chức xin cấp phép ngay sát ngày biểu diễn

(HBĐT) - Ngày 20/3, Báo Hòa Bình đã đăng tải bài viết "Xung quanh việc tổ chức Festival Nghệ thuật quốc tế "Đáo Xuân Chín” tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn)” phản ánh việc các hoạt động trong liên hoan nghệ thuật "Đáo Xuân Chín" của họa sĩ Đào Anh Khánh chưa được cấp phép biểu diễn theo đúng quy định. Đặc biệt, sự kiện này gắn mác 18+ (cấm người dưới 18 tuổi - PV) và dự kiến sẽ có đông người nước ngoài tham gia, nhiều hoạt động tại lễ hội diễn ra sau 23 giờ. Dự kiến lễ hội Đáo Xuân Chín có thể xảy ra những vấn đề gây phức tạp về ANTT, nên các ngành chức năng của tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, đúng thẩm quyền. Sáng ngày 22/3, Ban tổ chức chương trình đã phải chính thức thực hiện các thủ tục xin cấp phép biểu diễn cho chương trình "Đáo Xuân Chín" diễn ra vào ngày 23/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục