(HBĐT) - Tình trạng không có nhà văn hóa hoặc có nhà văn hóa nhưng xuống cấp đã diễn ra nhiều năm tại một số xã của huyện Yên Thủy. Hiện nay, toàn huyện chỉ có 6/13 xã, thị trấn có nhà văn hóa cấp xã và 128/155 xóm có nhà văn hóa. Thiếu nhà văn hóa đã ảnh hưởng lớn tới việc sinh hoạt cộng đồng của người dân địa phương.


Xóm Lương Thành, xã Lạc Lương (Yên Thủy) chưa có nhà văn hóa nên thường xuyên phải sinh hoạt nhờ nhà dân.


Toàn huyện Yên Thủy còn 7 xã chưa có nhà văn hóa cấp xã và 27 xóm chưa có nhà văn hóa. Một số xã thiếu trầm trọng nhà văn hóa như xã Hữu Lợi có 5/11 xóm có nhà văn hóa, xã Đa Phúc 7/15 xóm có nhà văn hóa, Bảo Hiệu 8/14 xóm… Hiện tại, các xóm thiếu nhà văn hóa phải đi sinh hoạt nhờ tại nhà dân hoặc các điểm trường mầm non. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cơ sở vật chất tại nhà dân và các điểm trường mầm non không đáp ứng được yêu cầu. Vị trí địa lý, không gian sinh hoạt không phù hợp để phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Người dân phải sinh hoạt vào buổi tối. Người dân tham gia họp không có chỗ ngồi, chất lượng loa đài kém ảnh hưởng đến việc nắm bắt thông tin. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước người dân một số nơi không nắm rõ khiến cho việc thực hiện chưa đạt kết quả cao. 

Bên cạnh đó, thiếu nhà văn hóa còn ảnh hưởng đến không gian vui chơi, giải trí của trẻ em. Vào dịp Tết thiếu nhi, Tết trung thu địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho trẻ bị bó hẹp. Nghỉ hè, trẻ không có sân chơi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em.
 Chúng tôi có mặt tại xóm Lương Thành, xã Lạc Lương nơi nhiều năm người dân trong xóm phải tổ chức hội họp, sinh hoạt cộng đồng nhờ nhà dân. Ông Bùi Duy Tất, Bí thư chi bộ xóm cho biết: "Xóm có 180 hộ với 720 nhân khẩu, nhiều năm nay, bà con phải đi họp nhờ nhà người dân do không có nhà văn hóa. Mặc dù bất tiện, nhưng người dân trong xóm cũng không còn sự lựa chọn nào khác. Điều đáng buồn đối với xóm tôi là đi họp nhờ nhà dân nhưng có nhiều cuộc họp quan trọng như ngày Đại đoàn kết toàn dân, kỷ niệm 20/10, mùng 8/3, diện tích nhà dân không đủ để tổ chức họp. Mọi người phải ngồi dưới sàn, dưới tầng để dự họp. Điều đáng lo ngại là ngôi nhà sàn xóm mượn để sinh hoạt, họp cũng không kiên cố. Mọi người ngồi họp mà lúc nào cũng thấp thỏm lo nhà sập. Người dân xóm Lương Thành chúng tôi giờ chỉ mong các cấp chính quyền đầu tư xây dựng nhà văn hóa để người dân trong xóm có chỗ để sinh hoạt cộng đồng.

Đồng chí Bùi Trọng Thủy, Phó trưởng phòng VH-TT huyện Yên Thủy cho biết: Để khắc phục tình trạng thiếu nhà văn hóa, huyện Yên Thủy đang tích cực thực hiện việc huy động các nguồn lực để xây mới, sửa chữa nhà văn hóa xuống cấp phục vụ sinh hoạt cộng đồng của người dân. Huyện chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ chương trình xây dựng NTM. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực vận động, quyên góp xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân. Đối với những xóm chưa có nhà văn hóa cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, góp ngày công cùng tham gia xây dựng nhà văn hóa. Ngay từ đầu năm 2019, cấp ủy, chính quyền địa phương đã kêu gọi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người lao động ủng hộ để thực hiện chương trình NTM nâng cao ở xã Ngọc Lương và xã Yên Trị, trong đó quan tâm tới việc tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất văn hóa.
 

Thu Thủy

Các tin khác


Quý I, Thư viện tỉnh trưng bày sách phục vụ 8.500 lượt bạn đọc

(HBĐT) - Thời gian qua, Thư viện tỉnh (Sở VH-TT&DL) quan tâm nâng cao văn hóa đọc đến cộng đồng; duy trì mở cửa 6 ngày trong tuần và bổ sung nhiều đầu sách mới để phục vụ nhu cầu bạn đọc.

Hướng về nguồn cội

Mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng riêng để gửi vào đó một niềm tin, một tình yêu thiêng liêng. Từ lịch sử xa xưa, dân tộc Việt Nam ta đã có tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, hướng về nguồn cội. Đó là một giá trị văn hóa vững bền được trao truyền qua các thế hệ.

Về nơi trăm miền hội tụ

Hôm nay (mùng 10 tháng Ba âm lịch) diễn ra chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và khai hội Đền Hùng. Từ khắp mọi miền Tổ quốc, những dòng người đang hội tụ tại đất Tổ để cùng tri ân các bậc tiền nhân đã có công khai sơn, trị thủy, gìn giữ sơn hà. Đây cũng là dịp để mỗi trái tim chung dòng máu "con Lạc, cháu Hồng” chiêm nghiệm về tình dân tộc - nghĩa đồng bào, những điều góp phần hun đúc, lan tỏa sức mạnh đại đoàn kết trong mỗi người dân đất Việt.

Tháng ba về đất Tổ

Hằng năm, cứ đến dịp mồng 10-3 âm lịch, hàng chục triệu người con đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài lại cùng nhau hướng về nguồn cội, hành hương về đất Tổ, với lòng thành kính, dâng nén tâm nhang tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng.

Huyện Kim Bôi hướng tới phát triển du lịch chất lượng cao

(HBĐT) - Nhắc tới Kim Bôi là nhắc tới vùng đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa độc đáo với nhiều lễ hội truyền thống. Đặc biệt, huyện có nguồn nước khoáng nóng được đánh giá là một trong những nguồn nước khoáng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện, trên địa bàn huyện có 5 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Đó là những lợi thế lớn giúp huyện phát triển mạnh du lịch và từng bước hướng tới du lịch chất lượng cao.

Giữ gìn bản sắc văn hóa Mường Động

(HBĐT) - Chiếm tới hơn 80% dân số, đồng bào dân tộc Mường huyện Kim Bôi không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa trong lời ăn, tiếng nói, ngôn ngữ, phong tục tập quán, trang phục của dân tộc mình mà còn qua vốn văn hóa dân gian, bảo tồn chiêng Mường, các làn điệu dân ca, các trò chơi, bộ môn thể thao dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục