(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có 6 di tích quốc gia(di tích khảo cổ và di tích thắng cảnh), 4 di tích cấp tỉnh(di tích lịch sử-văn hóa, di tích thắng cảnh) và nhiều điểm di tích đang được UBND tỉnh kiểm kê. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý, gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích ở một số địa phương còn hạn chế. Đặc biệt, công tác quản lý di tích chưa chặt chẽ, đồng bộ. Chính quyền địa phương còn buông lỏng để tư nhân quản lý dẫn đến một thực tế đáng buồn là một số di tích đang bị xâm hại nghiêm trọng.


Thực trạng quản lý di tích tại huyện Tân Lạc

Tự ý tôn tạo di tích, đưa hiện vật, đồ thờ không phù hợp với tính chất của di tích vào trong di tích làm ảnh hưởng đến tính nguyên gốc cấu thành nên di tích. Bên cạnh đó, một số di tích có biểu hiện xuống cấp trầm trọng, các hạng mục trong di tích không được bảo vệ. Di tích chưa phát huy giá trị gắn với hoạt động phát triển du lịch. Đây là một thực trạng đang tồn tại ở một số di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia của huyện Tân Lạc.

Qua khảo sát thực tế tại hang Bụt (di tích lịch sử-văn hóa tại thị trấn Mường Khến),chúng tôi thấy rõ việc buông lỏng trong quản lý di tích của cấp ủy, chính quyền địa phương. Hang Bụt là di tích cấp tỉnh, tuy nhiên người dân đã tự ý xây dựng mái che để cho du khách để xe. Nghiêm trọng hơn, người dân còn tự ý lập thêm ban thờ phụ. Đây là những hành vi vi phạm quy định trong quản lý di tích. Theo quy định, muốn tu bổ di tích cấp tỉnh thì chính quyền địa phương cần phải trình xin ý kiến của UBND tỉnh, chỉ khi có văn bản trả lời đồng ý của UBND tỉnh thì địa phương mới được sửa chữa, tu bổ xây thêm các hạng mục tại di tích.


Phóng viên Báo Hòa Bình tìm hiểu thực tế tại hang Bụt (di tích cấp tỉnh ,thị trấn Mường Khến- Tân Lạc).

Bên cạnh đó, một số di tích của huyện Tân Lạc chưa khai thác được giá trị. Di tích đang bị lãng quên, bỏ hoang. Các di tích trở nên đìu hiu, vắng bóng người đến thăm quan như động Hoa Tiên, hang Bưng (xã Ngòi Hoa), hang Muối, động Mường Chiềng (thị trấn Mường Khến), động Nam Sơn (xã Nam Sơn).

Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: "Việc quản lý di tích còn nhiều hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân: một số chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của di tích trong đời sống xã hội. Địa phương có di tích chưa quan tâm công tác tuyên truyền sâu rộng tới người dân về ý nghĩa của việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Chưa có kế hoạch đầu tư ngân sách cho hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra và xử lý vi phạm chưa kịp thời, chưa thường xuyên và dứt điểm".

Giải pháp quản lý di tích

Trước thực trạng nhiều di tích của huyện không được đầu tư khai thác, một số di tích xuống cấp,UBND huyện Tân Lạc đã ban hành Chỉ thị số 10 ngày 14/9/2018 về việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác bảo tồn,giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn huyện Tân Lạc. Ngay sau khi có Chỉ thị số 10,ngày 30/10/2018, huyện Tân Lạc đã thành lập Ban quản lý di tích cấp huyện với 22 thành viên. Ban quản lý di tích thống nhất ban hành quy chế hoạt động. UBND huyện trực tiếp quản lý các di tích quốc gia. UBND các xã, thị trấn quản lý di tích cấp tỉnh. Tính đến nay, 100% các xã, thị trấn có di tích cấp tỉnh thành lập được Ban quản lý và tổ bảo vệ di tích.

Ngay sau khi nhận được Chỉ thị số 10 ngày 14/9/2018 của UBND huyện về việc tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác bảo tồn, giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn huyện Tân Lạc,UBND thị trấn Mường Khến đã kịp thời tuyên truyền và nhắc nhở bà con nhân dân chấn chỉnh việc đưa ban thờ phụ vào di tích hang Bụt. Bà con nhân dân đã nhanh chóng, nghiêm chỉnh chấp hành chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền thị trấn Mường Khến.

Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết thêm: Để các di tích phát huy được giá trị thì những địa phương có di tích cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong hệ thống chính trị. Cấp ủy, chính quyền phải coi bảo vệ, phát huy giá trị di tích là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài. Bên cạnh đó, huyện cần đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh để rà soát, kiểm kê có hệ thống các điểm di tích, xây dựng kế hoạch lập hồ sơ xếp hạng, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị hệ thống di tích. Ban quản lý di tích từ cấp huyện đến cấp xã cần kiện toàn, củng cố và phát huy hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước về di tích. Huyện cần xây dựng kế hoạch bố trí kinh phí đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng, di tích có nguy cơ xuống cấp; kinh phí lập hồ sơ khoa học xếp hạng các di tích đã được kiểm kê.

Ngoài ra, huyện cần huy động các nguồn lực xã hội hóa, mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch gắn với khai thác, phát huy giá trị di tích. Triển khai các biện pháp đảm bảo ANTT; tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, cảnh quan di tích, chống xâm hại, phá hoại di tích.


Thu Thủy


Các tin khác


Cảm xúc ẩn sau những bức tranh cổ động về Bác Hồ

Những ký ức của các hoạ sĩ vẽ tranh cổ động về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được chia sẻ trong triển lãm chuyên đề "Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động” (1969 - 2011), khai mạc sáng 10/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Vang vọng hào khí Đông A

Hào hùng, bi tráng mà vẫn sâu lắng, đong đầy cảm xúc là những dư âm mà vở tuồngNhân Huệ Vươngđể lại trong lòng công chúng từ đêm tổng duyệt. Vở diễn là khúc tráng ca mang âm hưởng hào khí Đông A thời nhà Trần, vừa được Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng để tham dự Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2019 sắp diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa.

Hội Kiến trúc sư đề nghị giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa khi cải tạo Nhà thờ Bùi Chu

Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa có văn bản do Chủ tịch Hội, GS, TS, KTS Nguyễn Quốc Thông ký gửi UBND tỉnh Nam Định và Đức Giám mục Thomas Nguyễn Đình Hiệu đề nghị, khi cải tạo, không làm mất đi các giá trị lịch sử, văn hóa đặc trưng, từ cấu trúc tổng thể đến chi tiết kiến trúc vốn có của Nhà thờ Bùi Chu.

Tuần Văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 dự kiến diễn ra từ ngày 2 – 6/11

(HBĐT)-  Ban Tổ chức Tuần Văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 đã ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần Văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019, dự kiến tổ chức từ ngày 2 - 6/11. Với quy mô cấp tỉnh và mời một số tỉnh lân cận tham gia, các hoạt động sẽ được tổ chức tại TP Hòa Bình và một số huyện trong tỉnh. Trong đó, lễ khai mạc và bế mạc tổ chức tại Quảng trường Hòa Bình (TP Hòa Bình).

Triển lãm, giao lưu “Điện Biên Phủ - Chuyện những người làm nên lịch sử”

Sáng 7-5, tại đường sách TP Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố phối hợp Công ty đường sách TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc đợt hoạt động, giao lưu kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2019) và Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (10-5-1969 - 10-5- 2019).

Sự ra đời của "Đường lên Tây Bắc", ca khúc lan truyền khắp nẻo đường đánh giặc

Với tấm lòng trong trẻo và lãng mạn của người lính văn nghệ 20 tuổi, nhạc sĩ Văn An đã viết nên ca khúc "Đường lên Tây Bắc" với giai điệu mượt mà sâu lắng rất đặc biệt so với các ca khúc mang âm hưởng hào hùng về cuộc chiến đấu ở Tây Bắc cùng thời. Chính sự độc đáo đã khiến ca khúc đi sâu vào lòng người từ Bắc chí Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục