Hào hùng, bi tráng mà vẫn sâu lắng, đong đầy cảm xúc là những dư âm mà vở tuồngNhân Huệ Vươngđể lại trong lòng công chúng từ đêm tổng duyệt. Vở diễn là khúc tráng ca mang âm hưởng hào khí Đông A thời nhà Trần, vừa được Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng để tham dự Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2019 sắp diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa.


 

Cảnh trong vở tuồng "Nhân Huệ Vương”.

Trên cơ sở kịch bản của tác giả Sỹ Chức, vởNhân Huệ Vươnggóp phần mang đến những kiến giải hợp lý về tính cách và cuộc đời của một nhân vật vốn được xem là lắm tài, nhưng cũng "nhiều tật” trong lịch sử. Ấy là Phiêu kỵ tướng quân Trần Khánh Dư - người đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba.

Vở diễn mở ra bằng câu chuyện tình yêu say đắm giữa Trần Khánh Dư và Thiên Thụy công chúa Trần Quỳnh Trân. Chính mối tình oan nghiệt này đã khiến Trần Khánh Dư bị vua Trần xử phạt 100 trượng đòn côn, sau đó đuổi về Vân Đồn làm nghề bán than củi mưu sinh. Khi giặc Nguyên Mông chuẩn bị kéo sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai, trong vóc hình kẻ bán than, Trần Khánh Dư tìm đến bến Bình Than xin vua Trần hai điều: không dâng công chúa Thiên Thụy cho Thoát Hoan và kiên quyết chống lại cuộc xâm lăng của Nguyên Mông. Không những được tha tội, ông còn được vua Trần phong là Phó đô tướng thủy quân dưới quyền chỉ huy của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Khí thế lẫm liệt của Trần Khánh Dư hòa trong hào khí Đông A thời nhà Trần được khắc họa đậm nét ở trường đoạn tái hiện cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba. Dù bị thua ở trận thủy chiến với Ô Mã Nhi và phải chịu phạt đeo gông trên cổ, Trần Khánh Dư vẫn chỉ huy quân binh, dân binh vùng biển đảo Đông Bắc vây đánh, tiêu diệt thủy binh nhà Nguyên, khiến phần lớn quân bảo vệ lương thảo của địch bị tiêu diệt. Chiến thắng Vân Đồn dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư được ví như lưỡi dao cắt toàn bộ dạ dày của quân xâm lược, góp phần quan trọng đẩy nhanh cuộc rút quân của đạo quân xâm lược nhà Nguyên dưới sự chỉ huy của soái tướng Thoát Hoan. Nhưng sau khi giặc tan, ông lại xin cởi bỏ áo mão, chức tước triều đình ban để về sống với chúng dân…

Đây là lần đầu nhân vật Trần Khánh Dư được khắc họa trên sân khấu tuồng, song qua vở diễn, với nhiều mảng miếng sân khấu, chân dung vị danh tướng thủy quân Trần triều đã được khắc họa đầy sinh động, chân thực. Người xem ấn tượng với các phân cảnh tái hiện những giằng co nội tâm của nhân vật chính, khi phải đấu tranh giữa đi và ở, giữa xông pha trận mạc hay bàng quan thế sự… Đảm nhận vai trò đạo diễn, NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho biết: Để có thể làm cho ra được nhân vật này là cả thách thức, bởi đây không phải tuýp anh hùng dũng tướng thông thường. Trần Khánh Dư là nhân vật có sự đa dạng trong tính cách, ngay cả trong chiến đấu nơi trận mạc, ông cũng thất bại rồi mới thành công. Điều này đòi hỏi diễn viên thủ vai phải giàu kinh nghiệm để vừa ca, diễn, vừa thể hiện được những diễn biến nội tâm phức tạp của nhân vật. Và đó là lý do thay vì lựa chọn một gương mặt trẻ tuổi, thì NSND Ánh Dương-người từng ghi dấu ấn với nhiều vai diễn để đời như Hồ Quý Ly, Nguyễn Tri Phương đã được "chọn mặt gửi vàng”. Sự thành công của vở diễn cũng được khẳng định qua sự góp mặt của nhiều diễn viên tài năng như: NSND Xuân Quý, NSƯT Văn Thủy, NSƯT Bích Tần, NSƯT Đại Mý, NSƯT Hải Vân, NSƯT Minh Tâm…

Góp phần cộng hưởng làm nên hào khí Đông A thời nhà Trần của vở diễnNhân Huệ Vươngcòn phải kể tới thiết kế sân khấu hoành tráng, bắt mắt. Thiết kế khối động tròn có thể mở ra, đóng lại với tạo hình những cánh buồm đang lướt sóng vừa thể hiện được ý đồ dàn dựng từng phân cảnh, vừa khiến những phần chuyển cảnh trở nên "nuột” hơn, giàu sức kết nối hơn… Tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng đã lùi xa vào quá khứ, lại xoay quanh một nhân vật mà tư liệu lưu lại không nhiều, song vở tuồngNhân Huệ Vươngđã đưa người xem đến gần hơn với lịch sử, để được bồi đắp tình yêu, ý thức dân tộc và niềm tự hào về lịch sử giữ nước của cha ông.



TheoNhanDan

 

Các tin khác


Họp báo Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16

Chiều 6-5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ và tỉnh Hà Nam tổ chức họp báo Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16 tổ chức tại chùa Tam Chúc.

Khánh thành công trình Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ công nhân Nhà máy in tiền

(HBĐT) - Ngày 5/5, huyện Lạc Thủy tổ chức lễ công bố đưa công trình nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền tại xã Cố Nghĩa vào khai thác sử dụng. Dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính; Đinh Tiến Dũng, Ủy viên BCH T.Ư  Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình.

Huyện Lạc Thủy khai thác tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, đến nay, huyện Lạc Thủy đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách. Riêng trong quý I/2019, Lạc Thủy đã đón khoảng 450 nghìn lượt du khách thăm quan, tăng 12,5% so với năm 2018 và đạt 60% so với kế hoạch tỉnh giao cho cả năm 2019. Trong đó, riêng khu du lịch chùa Tiên - xã Phú Lão thu hút khoảng 150 nghìn lượt du khách. Tạo được sức bật về du lịch, huyện Lạc Thủy đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói của tỉnh.

“Điện Biên – Điểm hẹn hòa bình”

"Điện Biên - Điểm hẹn hòa bình" là chủ đề chương trình văn nghệ đặc biệt, chào mừng kỷ niệm 65 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam, tổ chức, tối ngày 5-5 tại Quảng trường 7-5, thành phố Điện Biên Phủ.

Đừng để các di tích và hiện vật lịch sử văn hóa đi vào quên lãng

(HBĐT) - Với bề dày lịch sử, Hòa Bình tự hào về "kho tàng” hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tuy nhiên, làm sao để các di tích vừa bảo tồn tối đa các giá trị vốn có, vừa phát huy hiệu quả vai trò trong đời sống bởi thực tế còn không ít di tích, hiện vật lịch sử dường như đang bị lãng quên... là vấn đề quan tâm.

Khảo sát, lập hồ sơ khoa học 4 di tích văn hóa, lịch sử

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được các cấp, ngành chức năng chú trọng. Sở VH-TT&DL đã chỉ đạo các địa phương quản lý, tổ chức các lễ hội truyền thống ở cơ sở dịp đầu năm mới trang trọng, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán, gắn với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa; tổ chức sưu tầm những hiện vật tiêu biểu, các trò chơi dân gian đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh phục vụ nhân dân trong dịp lễ, Tết Nguyên đán. Duy trì mở cửa phòng trưng bày di sản "Văn hóa Hòa Bình” tại Bảo tàng tỉnh tuyên truyền, giới thiệu cho khách thăm quan. Vừa qua, Bảo tàng tỉnh phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” tại tỉnh Hưng Yên nhằm tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục