Với tấm lòng trong trẻo và lãng mạn của người lính văn nghệ 20 tuổi, nhạc sĩ Văn An đã viết nên ca khúc "Đường lên Tây Bắc" với giai điệu mượt mà sâu lắng rất đặc biệt so với các ca khúc mang âm hưởng hào hùng về cuộc chiến đấu ở Tây Bắc cùng thời. Chính sự độc đáo đã khiến ca khúc đi sâu vào lòng người từ Bắc chí Nam.

Văn An nhập ngũ khi mới 17 tuổi,  tham gia chiến dịch Biên giới, Việt Bắc… Chính trên những con đường hành quân, trên đường đi biểu diễn, xúc động nhìn thấy hình ảnh Tây Bắc đẹp như tranh vẽ chàng nghệ sĩ trẻ đã viết nên những câu ca chân thật, mộc mạc nhưng cũng rất hình ảnh về một Tây Bắc lãng mạn trong cuộc kháng chiến trường kỳ: 

Đường lên Tây Bắc xa xôi

Nếp nhà sàn thấp thoáng

Đằng xa tiếng hát dân quân

Tiếng reo lưng đồi nương

Theo nhà báo nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: Đường lên Tây Bắc là ca khúc thành công đầu tiên, viết lúc 20 tuổi, lan truyền khắp các nẻo đường đánh giặc với giai điệu và lời ca tuyệt đẹp: Từ đó, ông trở thành nhạc sĩ quân đội cho đến trọn đời. Ca khúc của Văn An thể hiện vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ, một vẻ đẹp nội tâm chân thành, nồng nàn yêu nước".

Cái nhìn của người nghệ sĩ trẻ đó là cái nhìn sống động, vui vẻ về những công việc hàng ngày của người lính, của người dân quân, thôn bản, cùng chung nhau vượt qua gian khó. Tuy chưa nói về thắng lợi nhưng ca khúc đem lại sự ấp áp và niềm tin cho người nghe, rằng cuộc kháng chiến dù gian khổ, nhưng với sự đoàn kết thương yêu của bộ đội và nhân dân, chúng ta sẽ mau thắng được quân thù hung bạo. 


Nhạc sĩ Văn An rất giỏi chơi ghi ta

Một trong những ca sĩ thể hiện rất thành công "Đường lên Tây Bắc" là Nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên. Cô được đào tạo tại trường Văn hóa nghệ thuật quân đội (sau đó học tiếp tại Nhạc viện Hà Nội) nhiều năm công tác tại Đoàn văn công Khu III, đi biểu diễn nhiều vùng ở Tây Bắc, hiểu cuộc sống của bộ đội dân quân, Tố Uyên đã chắp cánh cho ca khúc vươn xa.

Trao đổi với phóng viên, ca sĩ Tố Uyên cho biết: "Tôi không nhớ mình hát bài này từ bao giờ và hát bao nhiêu lần. Tôi cũng chưa gặp nhạc sĩ Văn An ngoài đời, nhưng mỗi lần hát bài hát tôi cảm thấy lòng mình xúc động, nghĩ về những người bộ đội, những người dân Tây Bắc đã vượt qua nhiều hy sinh gian khổ. Video mà mọi người hay xem Tố Uyên hát "Đường lên Tây Bắc" là do một đoàn làm phim từ miền Nam ra quay. Lúc đó mình rất cảm động khi được chọn ghi hình ca khúc nổi tiếng này". 

Ca sĩ Tố Uyên còn vui vẻ cho biết: "Mới rồi, có một đoàn làm phi ca nhạc lại đầu tư lớn để quay hình và thu âm mới bài Đường lên Tây Bắc do Tố Uyên hát. Mình cũng cố gắng hết sức để đem lại một tác phẩm hay cho người xem. Nhưng không rõ bao giờ thì clip mới này sẽ đến với khán giả vì chính Tố Uyên cũng chưa được xem!".  

 

               TheoTienphong

Các tin khác


Đừng để các di tích và hiện vật lịch sử văn hóa đi vào quên lãng

(HBĐT) - Với bề dày lịch sử, Hòa Bình tự hào về "kho tàng” hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tuy nhiên, làm sao để các di tích vừa bảo tồn tối đa các giá trị vốn có, vừa phát huy hiệu quả vai trò trong đời sống bởi thực tế còn không ít di tích, hiện vật lịch sử dường như đang bị lãng quên... là vấn đề quan tâm.

Khảo sát, lập hồ sơ khoa học 4 di tích văn hóa, lịch sử

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được các cấp, ngành chức năng chú trọng. Sở VH-TT&DL đã chỉ đạo các địa phương quản lý, tổ chức các lễ hội truyền thống ở cơ sở dịp đầu năm mới trang trọng, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán, gắn với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa; tổ chức sưu tầm những hiện vật tiêu biểu, các trò chơi dân gian đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh phục vụ nhân dân trong dịp lễ, Tết Nguyên đán. Duy trì mở cửa phòng trưng bày di sản "Văn hóa Hòa Bình” tại Bảo tàng tỉnh tuyên truyền, giới thiệu cho khách thăm quan. Vừa qua, Bảo tàng tỉnh phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” tại tỉnh Hưng Yên nhằm tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Phục dựng Lễ hội đền Trường Khạ

(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và phục dựng Lễ hội đền Trường Khạ, xã Liên Vũ. Việc khôi phục lễ hội nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, góp phần tích cực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tỉnh ta đón 12 vạn lượt du khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

(HBĐT) - Theo thông tin từ Sở VH-TT&DL, dịp nghỉ lễ 30/5, 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5) lượng khách đến các điểm du lịch của tỉnh để tham quan, khám phá tăng mạnh, đạt 12 vạn lượt người (tăng 98% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, khách trong nước là 110.000 lượt, khách quốc tế là 10.000 lượt. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 70 tỷ đồng.

Tranh bảo vật quốc gia hư hỏng 30% sau vệ sinh

Chiều 2.5, Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm vừa có Văn bản 197 báo cáo về việc kiểm tra bức tranh sơn mài Vườn xuân Trung Nam Bắc, bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra công tác chuẩn bị Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019

Ngày 2-5, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã có chuyến thị sát, kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục