Dù đã nhiều lần tổ chức trùng tu nhưng hiện di tích Chùa Cầu Hội An (Quảng Nam) vẫn xuống cấp nghiêm trọng trước sự bào mòn của thời gian, tác động của thời tiết và áp lực của việc gia tăng lượng khách tham quan. Cách đây gần ba năm, chính quyền địa phương đã tổ chức hội thảo quốc tế tìm giải pháp "giải cứu” Chùa Cầu, nhưng đến nay, phương án trùng tu di tích này vẫn chưa được thống nhất.
Chùa Cầu Hội An, một điểm đến hấp dẫn du khách.
Theo các nhà nghiên cứu, Chùa Cầu còn có tên gọi khác là cầu
Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều, do người Nhật Bản xây dựng vào thế kỷ 17. Năm 1653,
phần chùa được dựng thêm, nối liền vào lan-can phía bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó
người dân địa phương gọi là Chùa Cầu. Chiếc cầu làm bằng gỗ trên những trụ bằng
gạch đá, dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài
(một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua Hội An). Đây là một trong những di tích có
kiến trúc khá đặc biệt nằm trong khu phố cổ Hội An và được công nhận là Di tích
Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990. Đối với người dân Hội An, Chùa Cầu
không chỉ có ý nghĩa về tâm linh, mà còn có vai trò khá quan trọng về giao
thông.
Kể từ khi phố cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa thế giới, lượng
khách du lịch trong nước và nước ngoài đến tham quan thắng cảnh Hội An và di
tích Chùa Cầu ngày càng tăng. Hiện nay, mỗi ngày, Chùa Cầu đón tiếp bình quân
hơn 4.000 lượt người tham quan. Nhiều lúc cao điểm, khách lên Chùa Cầu tham
quan, chụp hình lưu niệm rất đông khiến công trình chịu tải trọng lớn. Do vậy,
chính quyền Hội An đã làm một cây cầu nhỏ song song để giảm lượng người qua lại
Chùa Cầu; đồng thời thường xuyên kiểm soát số lượng khách qua lại.
Do áp lực của lượng khách tham quan, sự bào mòn của thời gian và tác động khắc
nghiệt của thời tiết đã khiến Chùa Cầu Hội An ngày một xuống cấp. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng, hệ thống chịu lực chính đã xuống cấp rất rõ; các bộ phận
chịu lực quan trọng nhất như móng, mố, trụ… đang bị bào mòn theo thời gian.
Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, phần kết cấu
trên của Chùa Cầu (thượng bộ) gồm phần cầu và miếu (chùa) đang có độ tách rời
nhỏ; mỗi khi có mưa lớn, nước từ mái thấm xuống làm các hạng mục bằng gỗ của di
tích bị ảnh hưởng.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết, Chùa Cầu Hội An
xuống cấp từ nhiều năm nay. Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quảng Nam và TP Hội An cũng đã nhiều lần tu bổ, sửa chữa nhưng chỉ tập trung
gia cố trụ móng di tích; cải tạo cảnh quan, nạo vét hồ điều hòa và xây kè chỉnh
trang dòng chảy; còn phần kết cấu bên trên (gồm cầu và chùa) vẫn chưa can
thiệp. Trước sự xuống cấp của Chùa Cầu, vào tháng 8-2016, ngành chức năng,
chính quyền tỉnh Quảng Nam và TP Hội An đã tổ chức hội thảo quốc tế về bảo tồn,
trùng tu Chùa Cầu có nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cơ quan quản lý của
Việt Nam và Nhật Bản tham gia.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến, giải pháp được đưa ra. Nhiều nhà nghiên cứu đề xuất
nên hạ giải toàn bộ công trình, đánh dấu từng cấu kiện; qua đó, xem bộ phận nào
hư hỏng thì thay thế, bộ phận nào tốt sẽ lắp lại. Thế nhưng, cũng có ý kiến đề
nghị, không nên hạ giải toàn phần, mà chỉ nên hạ giải từng phần vì cho rằng,
nếu tháo rời hết ra sẽ làm hư hỏng, tổn hại đến di tích… Cuối cùng, hội thảo đã
khép lại mà chưa thống nhất được phương án, cách thức trùng tu, cho nên gần ba
năm trôi qua, chính quyền địa phương vẫn đang loay hoay, chưa thể thực hiện
trùng tu được. Theo lãnh đạo TP Hội An, vào cuối năm nay, trong dịp kỷ niệm 20
năm phố cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa thế giới, tỉnh Quảng Nam
sẽ tổ chức hội thảo khoa học lần nữa để thống nhất phương án bảo tồn, trùng tu
di tích Chùa Cầu.
Sự xuống cấp của di tích Chùa Cầu có thể dễ dàng nhận ra, nhưng "nút thắt” về
phương án trùng tu chưa được tháo gỡ là một trở ngại lớn trong quá trình bảo
tồn, phát triển giá trị Chùa Cầu. Đã đến lúc, chúng ta không thể mãi "khoanh
tay” chờ đợi và cầu toàn, hoặc cứ làm theo kiểu chắp vá "hư đâu, sửa đó” mà cần
có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ phía chính quyền địa phương, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; cùng với sự đồng hành của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
trong nước và thế giới. Cần sớm tìm ra một giải pháp tổng thể, bài bản và khoa
học nhằm cứu lấy Chùa Cầu trước khi quá muộn.
TheoNhanDan
(HBĐT) - Ngày 3/6, Ban Tổ chức địa phương Hội thi Tìm hiểu về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam năm 2019 khu vực miền núi phía Bắc tổ chức họp bàn triển khai Kế hoạch phối hợp và chuẩn bị cho Hội thi khu vực miền núi phía Bắc và các tỉnh lân cận tại tỉnh Hoà Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC chủ trì hội nghị.
Những năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều những không gian văn hóa sáng tạo (KGVHST) tại Việt Nam, nhất là ở những thành phố lớn đã khiến khái niệm này dần trở nên quen thuộc đối với công chúng yêu văn hóa, nghệ thuật. Đây được coi là một trong những nền tảng thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo đất nước, nhưng thực tế hoạt động thời gian qua cho thấy, các KGVHST đối mặt không ít thách thức để phát triển bền vững.
Ngày 1-6, tại cuộc thi Hoa hậu các dân tộc châu Á vùng Ural (Miss Asia Ural 2019) tổ chức tại trường ĐH Tổng hợp Lâm nghiệp Ural, TP Ekaterinburg (LB Nga), nữ sinh Việt Nam Lê Thị Ngọc Bích đã xuất sắc giành ngôi Á hậu cuộc thi.
(HBĐT) - Những ai đã đặt chân đến mảnh đất Cao Bằng và thưởng thức hương vị bánh khảo hẳn sẽ không thể quên hương vị đậm đà của món bánh này. Trước kia, bánh được dùng thay kẹo trong mỗi dịp lễ, Tết của đồng bào Tày. Ngày nay, cùng với sự yêu thích của thực khách, nghề làm bánh khảo phát triển rộng hơn, nhiều nơi trên mảnh đất Cao Bằng, nhân dân đã sản xuất bánh hàng ngày phục vụ nhu cầu mua làm quà của du khách. Song ngon nhất, đậm đà nhất, có hương vị riêng biệt nhất vẫn phải kể đến bánh khảo xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh - nơi được xem là khởi nguồn làm bánh khảo ở Cao Bằng.
(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2019, huyện Lạc Sơn đã tích cực tuyên truyền, quảng bá, triển khai các chương trình thu hút khách du lịch. Các lễ hội truyền thống của huyện như Lễ hội Đình Cổi (xã Bình Chân), đền Trường Khạ, Lễ hội đu Vôi (xã Liên Vũ)... Điểm du lịch cộng đồng thác Mu (xã Tự Do), khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông thu hút số lượng lớn du khách đến thăm quan, khám phá.
(HBĐT) - Một thời, rạp chiếu phim được biết đến là một thiết chế văn hóa đặc biệt đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân, những người yêu phim thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình). Rạp luôn sáng đèn và sử dụng hết công năng. Nhưng nay, cánh cửa rạp luôn ở thế im ỉm đóng, họa hoằn mới có dịp sáng đèn để phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa.