Ba Giai và Tú Xuất là "cặp bài trùng” đã có một thời nổi danh khắp Hà thành về những chuyện nghịch ngợm, gây xôn xao dư luận cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tuy vậy, về con người, gốc tích của 2 nhân vật này thì không nhiều người tường tận.


Theo truyền khẩu, truyền ngôn "cặp bài trùng” Ba Giai - Tú Xuất đã có một thời nổi danh khắp Hà Thành. Hai nhà nho bất đắc chí luôn đi khuấy động khắp nơi cho hả nỗi bất bình trước những thói xấu của xã hội đương thời. 

"Cặp bài trùng” Ba Giai – Tú Xuất đã trở thành một hiện tượng văn hóa một thời với những giai thoại, câu chuyện cười châm biếm. Tuy vậy, về con người, gốc tích của 2 nhân vật này thế nào thì không nhiều người tường tận. Người ta chỉ biết và hiểu các ông qua truyền miệng và các truyện ghi chép sau này gọi là truyện cười hay chuyện mua vui giải trí.

Để tìm hiểu vấn đề trên, PV Lao Động đã có nhiều ngày tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu và liên hệ với họ hàng thân thích của 2 nhân vật này.

Ông Vũ Văn Luân (tác giả cuốn sách "Ba Giai, Tú Xuất: Con người và giai thoại”, nhà xuất bản Thanh niên, 2007) cho biết, nhiều người vẫn thường đặt câu hỏi về gốc tích 2 nhân vật này, họ có thật hay chỉ là những giai thoại trong văn học dân gian do thực tế quá trình sinh sống và sinh hoạt xã hội tạo thành?


Tranh minh họa về Ba Giai, Tú Xuất.

Theo ông Luân, những chuyện "bạo nghịch thiên địa” của Ba Giai và Tú Xuất thời đó rầm rộ lên ở đất Hà Thành. Dân chúng nhiều người khen, thán phục nhưng cũng một số người coi đó chỉ là chuyện mua vui giải trí.

Ông Luân cho biết, gần đây ông được tiếp xúc với tộc phả họ Nguyễn ở Hồ Khẩu và có nhiều điều kiện để nghiên cứu hơn về cuộc đời của một nhân vật văn hóa mà từ xưa trong dư luận đã có nhiều đánh giá khác nhau. Qua nghiên cứu, có thể khẳng định, Ba Giai là một con người bằng xương, bằng thịt, được sinh ra và lớn lên ở làng Hồ Khẩu, phủ Phụng Thiên (nay là cụm I+cụm II, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội).

"Đối chiếu tộc phả dòng họ Nguyễn ở Hồ Khẩu cho thấy, ông Ba Giai là con trai thứ 3 của cụ Nguyễn Đình Báu nên người ta thường gọi là Ba Giai. Ngày nay, con cháu nhiều đời sau của cụ Ba Giai vẫn đang sinh sống tại phường Bưởi, quận Tây Hồ. Như vậy, đây là một nhân vật có thật, sinh sống vào những năm thuộc thập niên 50 của thế kỷ XIX” - ông Luân nói.

Còn về nhân vật Tú Xuất, ông Nguyễn Đình Hảo (SN 1940, làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, hậu duệ 4 đời của ông Tú Xuất) – người có nhiều tư liệu và am hiểu nhất về dòng họ - cũng khẳng định, đây là một nhân vật có thật, sinh ra và lớn lên tại làng Chuông.

Về lai lịch của nhân vật này, ông Hảo cho biết, Tú Xuất tên thật là Nguyễn Đình Xuất. Ông là con trai của cụ Nguyễn Đình Lập – người từng làm tới Đốc học ở Hà Nội. Ngày nay, con cháu dòng họ Nguyễn Đình ở làng Chuông vẫn lưu lại mộ phần, hương khói, thờ cúng cụ Lập.

Theo ông Hảo, Tú Xuất sinh ra vào những thập niên đầu của TK XIX. Người này thi cử nhiều lần nhưng chỉ đỗ ở hạng Tú tài. Sau này, Tú Xuất cùng với người bạn của mình là Ba Giai đã "quậy” khắp trong nam, ngoài bắc, để lại nhiều chuyện cười ra nước mắt.

"Ông Tú Xuất và ông Ba Giai đã trở thành 2 nhân vật gắn với nhiều câu chuyện hài hước để phê phán những thói hư, tật xấu của xã hội đương thời”, ông Hảo cho hay.


Theo Laodong

Các tin khác


Xử lý hàng loạt dự án sai phạm tại khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm

Qua kiểm tra, rà soát, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Lâm Đồng phát hiện hàng chục hạng mục công trình thuộc mười dự án, tại khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), để xảy ra vi phạm về đầu tư; xây dựng; sử dụng đất, mặt nước; quản lý, bảo vệ rừng và khai thác kinh doanh.

Trang bị kỹ năng dịch vụ du lịch nông thôn cho 50 học viên huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 11/6, tại huyện Tân Lạc, Sở VH-TT&DL tổ chức khai giảng lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn (OCOP) năm 2019. Tham dự lớp tập huấn có hơn 50 học viên là cán bộ phụ trách lĩnh vực du lịch huyện Tân Lạc, công chức Văn hóa - Xã hội các xã Phong Phú, Phú Cường, Nam Sơn.

Đến năm 2020, tập trung xây dựng 10 làng, bản du lịch cộng đồng

(HBĐT) -UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn (DLNT) gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đồng thời khai thác tiềm năng, phát triển ngành nghề nông thôn, khôi phục, bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch sinh thái...

Gần 200 diễn viên tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng phường Thịnh Lang

(HBĐT) - Tối 9/6, UBND phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đã tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng năm 2019. Tham gia hội diễn có 31 tiết mục từ 9/9 tổ dân phố với gần 200 diễn viên không chuyên. 

Triển lãm “Di sản Văn hóa, Du lịch biển, đảo Việt Nam”

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 10/6 chi biết: Triển lãm "Di sản Văn hóa, Du lịch biển đảo Việt Nam” sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh Hòa, từ ngày 14 - 18/6. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia năm 2019 tại Khánh Hòa với chủ đề "Nha Trang - Sắc màu của biển”.

Mang ánh sáng văn hóa về “vùng lõm”-  nhìn từ huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Là huyện vùng ven TP Hòa Bình và giáp ranh với các xã thuộc thủ đô Hà Nội, nhưng cho đến nay, Kỳ Sơn vẫn còn một số xã vùng cao, xa chưa được phủ sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh và huyện. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiếp cận, hưởng thụ văn hóa thông tin của người dân và khó khăn cho công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương đến với bà con nhân dân. Nhiều năm qua, huyện đã ưu tiên các hoạt động thông tin, tuyên truyền dưới hình thức trực quan về các xã "vùng lõm” này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục