(HBĐT) - Là huyện vùng ven TP Hòa Bình và giáp ranh với các xã thuộc thủ đô Hà Nội, nhưng cho đến nay, Kỳ Sơn vẫn còn một số xã vùng cao, xa chưa được phủ sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh và huyện. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiếp cận, hưởng thụ văn hóa thông tin của người dân và khó khăn cho công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương đến với bà con nhân dân. Nhiều năm qua, huyện đã ưu tiên các hoạt động thông tin, tuyên truyền dưới hình thức trực quan về các xã "vùng lõm” này.
Buổi chiếu phim lưu động do Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức thu hút đông đảo người dân xã Yên Quang đến xem.
Thực hiện đợt tuyên truyền lưu động về cơ sở năm 2019, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh chọn Kỳ Sơn là điểm khởi đầu. Điểm mà cơ quan văn hóa, thông tin, truyền thông của huyện lựa chọn để đưa đoàn tuyên truyền lưu động của tỉnh về là 2 xã Độc Lập và Yên Quang, một xã vùng cao và một xã vùng xa của huyện. Sự lựa chọn hoàn toàn hợp lý khi thu hút tới vài trăm khán giả đến với đêm giao lưu văn nghệ dưới hình thức tuyên truyền, cổ động.
Trong không khí tươi vui, thắm tình đoàn kết của đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề "Chung sức xây dựng nông thôn mới”, chị Đinh Thị Như, công chức văn hóa xã Yên Quang chia sẻ: "Tiếng là địa bàn giáp ranh với thủ đô, nhưng từ nhiều năm qua, xã Yên Quang không tiếp được sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh, của huyện. Thời đại bùng nổ thông tin, truyền thông, người dân có thể lựa chọn cho mình nhiều hình thức giải trí để nâng cao đời sống tinh thần. Tuy nhiên, trong sâu thẳm mỗi người dân vẫn muốn nghe, muốn xem, muốn biết những thông tin thường nhật về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà. Đôi khi muốn nghe, muốn xem những lời ca, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (trên 90% dân số của xã Yên Quang là đồng bào dân tộc Mường). Vì vậy, người dân luôn tham gia tích cực trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức trên địa bàn”.
Được biết, Kỳ Sơn là một trong những đơn vị luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách thông tin và truyền thông về cơ sở, đặc biệt là các xã khó khăn vùng dân tộc thiểu số, "vũng lõm” sóng truyền thanh, truyền hình địa phương. Để phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền, đến nay, huyện đã lắp đặt 77 cụm thu truyền thanh không dây với 159 loa tại các xã, thị trấn. Trang bị 3 cụm pano xây dựng 92 bảng tin (trong đó, 10 bảng tin tại trung tâm các xã, thị trấn và 82 bảng tin tại các xóm khu dân cư) phục vụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, KT-XH của huyện. Năm 2016, huyện lập Trang thông tin điện tử tổng hợp, tiếp đó, xây dựng kế hoạch lập trang thông tin điện tử cho 10/10 đơn vị xã, thị trấn. Đến nay, 100% xã, thị trấn trong toàn huyện đã có Trang Thông tin điện tử để cập nhật, chuyển tải thông tin tới cán bộ và nhân dân. Bên cạnh đó, huyện duy trì 1 đội thông tin lưu động cấp huyện và 10 đội thông tin lưu động cấp xã, thị trấn để phục vụ công tác tuyên truyền trong các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, cơ sở và tham gia các hội thi, hội diễn.
Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách thông tin, truyền thông về cơ sở, đặc biệt là các xã vùng cao, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, đại diện Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đề nghị: Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh có kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng (hàng năm) hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở và đội ngũ ban biên tập, tổ giúp việc ban biên tập Trang thông tin điện tử tổng hợp cấp huyện và cán bộ đài truyền thanh huyện, xã. Cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh tăng mức phụ cấp, chế độ đãi ngộ cho cán bộ truyền thanh cơ sở và đội ngũ làm công tác thông tin lưu động kiêm nhiệm, cộng tác viên cơ sở… tạo nền tảng để tiếp tục đưa văn hóa, thông tin về cơ sở, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Năm 2018, tỷ lệ hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa của xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chiếm 82%. 5/5 xóm được công nhận làng văn hóa. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa không chỉ giữ gìn nền nếp gia đình mà còn gắn kết các gia đình trong xóm tạo nên tình làng, nghĩa xóm thuận hòa.
Liên hoan âm nhạc ASEAN – 2019 đã khép lại cuối tuần qua tại TP Hải Phòng, với hơn 90 tác phẩm âm nhạc - đã được hơn 150 nghệ sĩ từ sáu quốc gia ASEAN trình diễn thành công.
(HBĐT) - Ngày 3/6, Ban Tổ chức địa phương Hội thi Tìm hiểu về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam năm 2019 khu vực miền núi phía Bắc tổ chức họp bàn triển khai Kế hoạch phối hợp và chuẩn bị cho Hội thi khu vực miền núi phía Bắc và các tỉnh lân cận tại tỉnh Hoà Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC chủ trì hội nghị.
Những năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều những không gian văn hóa sáng tạo (KGVHST) tại Việt Nam, nhất là ở những thành phố lớn đã khiến khái niệm này dần trở nên quen thuộc đối với công chúng yêu văn hóa, nghệ thuật. Đây được coi là một trong những nền tảng thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo đất nước, nhưng thực tế hoạt động thời gian qua cho thấy, các KGVHST đối mặt không ít thách thức để phát triển bền vững.
Ngày 1-6, tại cuộc thi Hoa hậu các dân tộc châu Á vùng Ural (Miss Asia Ural 2019) tổ chức tại trường ĐH Tổng hợp Lâm nghiệp Ural, TP Ekaterinburg (LB Nga), nữ sinh Việt Nam Lê Thị Ngọc Bích đã xuất sắc giành ngôi Á hậu cuộc thi.
(HBĐT) - Những ai đã đặt chân đến mảnh đất Cao Bằng và thưởng thức hương vị bánh khảo hẳn sẽ không thể quên hương vị đậm đà của món bánh này. Trước kia, bánh được dùng thay kẹo trong mỗi dịp lễ, Tết của đồng bào Tày. Ngày nay, cùng với sự yêu thích của thực khách, nghề làm bánh khảo phát triển rộng hơn, nhiều nơi trên mảnh đất Cao Bằng, nhân dân đã sản xuất bánh hàng ngày phục vụ nhu cầu mua làm quà của du khách. Song ngon nhất, đậm đà nhất, có hương vị riêng biệt nhất vẫn phải kể đến bánh khảo xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh - nơi được xem là khởi nguồn làm bánh khảo ở Cao Bằng.