Tối 8/7, UBND huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn công nhận điểm du lịch Ga quốc tế Đồng Đăng.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc Nguyễn Duy Anh cho biết: Ga quốc tế Đồng Đăng nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, cách thành phố Lạng Sơn 14 km về phía Đông Nam, là nơi tiếp giáp của Quốc lộ 1A, 1B, đường 4, đường lên Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Đây là nhà ga xe lửa lớn được kết nối với Trung Quốc tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Nhà ga là điểm kết thúc tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng và được nối với ga Bằng Tường (Trung Quốc).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên trao Quyết định công nhận điểm du lịch Ga quốc tế Đồng Đăng cho lãnh đạo UBND huyện Cao Lộc. Ảnh: Ngọc Tùng – TTXVN

Vào cuối tháng 2/2019, Nhà ga Đồng Đăng vinh dự đón tiếp và tiễn Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu đến Việt Nam trong chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2 và thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Đây là vinh dự và niềm tự hào lớn không chỉ của cán bộ, nhân viên làm việc tại Nhà ga mà còn là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. 

Ngày 27/5/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 958/QĐ-UBND công nhận điểm du lịch Ga quốc tế Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Sự kiện Ga Quốc tế Đồng Đăng được công nhận là điểm du lịch góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nhằm giữ gìn, phát huy giá trị lịch sử của Ga quốc tế Đồng Đăng, phục vụ nhu cầu của khách du lịch, tạo ra một điểm đến du lịch trong tuyến du lịch biên giới cửa khẩu, thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với địa bàn, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của huyện Cao Lộc nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.


Người dân Lạng Sơn tập trung bên ngoài ga Đồng Đăng để chờ đón, tiễn Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu đến Việt Nam trong chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nhân dịp này, UBND huyện Cao Lộc giới thiệu 7 tuyến du lịch trong huyện và liên huyện, trong đó bao gồm các điểm du lịch hấp dẫn như: Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Đền Mẫu Đồng Đăng, Nhà bia Thủy Môn Đình, Chùa Bắc Nga, Khu du lịch Mẫu Sơn…

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên bày tỏ mong muốn điểm du lịch Ga quốc tế Đồng Đăng cùng với các tuyến du lịch trong huyện Cao Lộc sẽ phát huy nhiều hơn nữa thế mạnh về tiềm năng du lịch, đóng góp cùng với tỉnh Lạng Sơn trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. 

Cao Lộc là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, là một trong những địa phương hội tụ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của các dân tộc thiểu số mà nổi bật là văn hóa dân tộc Tày, Nùng. Đồng thời thiên nhiên ưu đãi cho huyện Cao Lộc nhiều lợi thế về thổ nhưỡng, sản vật, khí hậu, phong cảnh, nhiều di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Ngoài nét văn hóa đậm đà truyền thống địa phương, huyện còn có thuận lợi về tiềm năng du lịch cửa khẩu. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một điểm quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi song du lịch của huyện Cao Lộc chưa được đầu tư, phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Lượng khách đến với địa bàn huyện hàng năm tăng, song thời gian lưu trú tại địa bàn ngắn, các sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng các dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch...

Trong thời gian tới huyện chủ trương xây dựng Đề án phát triển du lịch, phối hợp với ngành Du lịch tỉnh đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, mời gọi đầu tư, nhất là các địa phương trọng điểm du lịch; tăng cường việc tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với  du khách.

 

       TheoBaotintuc

Các tin khác


Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở VH-TT&DL, toàn tỉnh hiện có 2.134 lao động trực tiếp và 986 lao động gián tiếp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và hoạt động du lịch. Trong đó, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 8,9%; lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp chiếm 45,1%; lao động phổ thông chiếm 46%.


Chuyên gia Ấn Độ và Nga hỗ trợ bảo tồn Di sản Mỹ Sơn

Ngày 3/7, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết: Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/2019, các đoàn chuyên gia hàng đầu của Nga và Ấn Độ đã đến làm việc tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn nhằm đưa ra những kết luận khoa học phục vụ cho quá trình trùng tu di sản này.

Hà Nội hướng tới mục tiêu năm 2019 đón khoảng 29 triệu lượt khách

Kết quả tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm là tiền để du lịch Hà Nội có thể đạt mục tiêu đến hết năm 2019 sẽ đón khoảng 29 triệu lượt khách với doanh thu du lịch ước đạt hơn 103 nghìn tỷ đồng.

Cụm thi đua số III - Bộ TN&MT: Sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm và tổ chức Hội thi Văn nghệ - Thể thao

(HBĐT) - Trong 03 ngày (28-30/6), tại thành phố Hòa Bình, Cụm thi đua số III - Bộ TN&MT gồm 6 tỉnh khu vực Tây Bắc: Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai đã tổ chức sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm và Hội thi Văn nghệ - Thể thao năm 2019.

Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế Violin và Hòa tấu thính phòng tổ chức tại VN

Lần đầu tiên, cuộc thi âm nhạc quốc tế Violin và Hoà tấu Thính phòng Việt Nam diễn ra từ ngày 3 đến 11.8 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Cuộc thi được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 5 năm Liên hoan Âm nhạc Vietnam Connection, đồng thời hướng tới kỷ niệm 65 năm Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Tranh dân gian làng Sình - dấu ấn văn hóa Cố đô

Từ hơn 400 năm trước, tranh làng Sình (nay thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến. Là một nhân chứng cho nét văn hóa đặc sắc có bề dày lịch sử lâu đời trên mảnh đất Cố đô, tranh làng Sình nay vẫn tồn tại và đang được giữ gìn dù đi qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục