Bài 1 - Tạo sản phẩm mang bản sắc, giá trị văn hóa 
(HBĐT) - Phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống (LNTT) từ lâu đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh nhận thức sâu sắc là gắn với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển lao động thuần nông sang lao động kiêm ngành nghề, chuyên ngành nghề. Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết số 11, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về phát triển nghề truyền thống (NTT), làng nghề, LNTT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và Kết luận số 98-KL/TU ngày 4/10/2017 thì chủ trương này đã nhận được sự đồng thuận từ cơ sở. Từ đó, nhiều địa phương phát huy được tiềm năng, lợi thế phát triển nghề, làng nghề để làm nòng cốt cho sự phát triển.


Với phương châm phát triển nghề truyền thống, làng nghề phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trường, từng bước hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp (TTCN), trung tâm thương mại đầu mối ở nông thôn và xây dựng các làng nghề văn hóa du lịch. Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã nắm bắt thực tế, lãnh đạo, chỉ đạo những cơ sở có lợi thế sẵn có, các gia đình làm nghề chủ động bố trí, sắp xếp lao động, cơ cấu lại ngành nghề, chuyển từ lao động nông nghiệp sang dịch vụ ngành nghề. Nhiều gia đình năng động nắm bắt nhu cầu thị trường đầu tư mô hình dịch vụ du lịch tại nhà, du lịch cộng đồng đã tạo nên sản phẩm nghề, làng nghề đặc trưng.

Đa dạng nghề, làng nghề truyền thống

Trên địa bàn tỉnh ta có hàng trăm nghề, làng nghề, chủ yếu là sản xuất rượu truyền thống, đồ mộc, đan lát, dệt thổ cẩm, may mặc, xây dựng, chạm khắc, chế tác, chổi chít, tăm… Những năm qua, trên cơ sở các nghề, LNTT sẵn có đã trở thành hạt nhân nòng cốt cho việc tiếp tục mở rộng và phát triển nghề, làng nghề nông thôn. Điển hình là các nghề, cơ sở như: dệt thổ cẩm làng Lục, xã Yên Nghiệp, mây, tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn); HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, khu du lịch bản Lác (xã Chiềng Châu - Mai Châu) hay một số cơ sở sản xuất rượu cần ở TP Hòa Bình; nghề làm giấy dó ở xã Hợp Hòa (Lương Sơn); sản phẩm gỗ lũa Lâm Sơn (Lương Sơn); chế tác đá cảnh Phú Thành (Lạc Thủy)… Các cơ sở nghề phát triển đa dạng cả về số lượng và loại nghề. Từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ mang tính truyền thống sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các loại sản phẩm mới có chất lượng cao.


Người dân bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, tạo bản sắc văn hóa riêng.

Cuối tháng 5 vừa qua, cán bộ, nhân dân xã Chiềng Châu vui mừng tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh công nhận LNTT dệt thổ cẩm xóm Chiềng Châu. Đồng chí Khà Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Châu nhiệm kỳ 2015 – 2020 về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, Đảng bộ xã đề ra chương trình, mục tiêu cụ thể thực hiện, trong đó phát triển NTT dệt thổ cẩm của dân tộc Thái phải trở thành một trong những nghề mũi nhọn để vừa nâng cao thu nhập cho người dân, vừa giới thiệu mặt hàng truyền thống của địa phương với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đối với xã Chiềng Châu nói chung, HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu nói riêng, sản xuất luôn ổn định. Chị em biết áp dụng kỹ, mỹ thuật để tạo ra sản phẩm có mẫu mã đẹp, đa dạng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc qua các mặt hàng quần áo, khăn, mũ, chăn, gối, đệm. Hiện tại, riêng xóm Chiềng Châu có gần 100 khung cửi hoạt động thường xuyên. Vì quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công nên một sản phẩm thổ cẩm thực chất của người Thái làm ra có giá trị cao hơn so với các sản phẩm cùng mẫu mã sản xuất công nghiệp. Mặc dù có lúc thăng trầm, nhưng nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xã Chiềng Châu luôn được duy trì, phát triển kết hợp giữa giá trị hiện đại và truyền thống.

Cùng với LNTT xóm Chiềng Châu, hiện nay, trên địa bàn huyện Mai Châu còn có các làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xóm Nhót, xã Nà Phòn; xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò cùng nhiều làng bản du lịch cộng đồng đã góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững và tạo nên bản sắc riêng cho du lịch Mai Châu.

Tiếp sức phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống

Để Nghị quyết số 11-NQ/TU đi vào cuộc sống, UBND tỉnh đã ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển NTT, làng nghề, LNTT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Theo đó, chính sách hỗ trợ 50 triệu đồng cho mỗi làng nghề được công nhận để duy trì, bảo tồn, phát triển NTT. Hỗ trợ 50% giá trị máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến được chuyển giao nhưng không quá 300 triệu đồng. Đến nay, tỉnh đã hỗ trợ 8 làng nghề, LNTT với tổng kinh phí 400 triệu đồng. Đồng thời hỗ trợ 9 làng nghề, LNTT về cải tiến máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất và xử lý môi trường với tổng kinh phí 2.700 triệu đồng.

Song song với hỗ trợ làng nghề, công tác khuyến công được thực hiện đã góp phần vào phát triển NTT, làng nghề, LNTT trong tỉnh. Giai đoạn 2014 – 2019, tổng kinh phí Nhà nước dành cho hoạt động khuyến công hơn 6,25 tỷ đồng với 37 đề án, tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm CN-TTCN; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, truyền nghề và phát triển nghề TTCN. Qua hoạt động này, nhiều nghề TTCN truyền thống được khôi phục và phát triển, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 30 loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác nhau.

Ngoài ra, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung, đặc biệt là lao động tại các cơ sở, làng nghề đã được các cấp, ngành quan tâm. Đa dạng hình thức đào tạo, tập huấn và lồng ghép trong nhiều chương trình, dự án. Các huyện, thành phố tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động ở nông thôn và của các làng nghề làm cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp dạy nghề, truyền nghề. Qua đó đã tổ chức truyền nghề, đào tạo nghề cho hơn 1.000 lao động là người dân nông thôn tham gia sản xuất tại các cơ sở ngành nghề.

Hàng năm, các địa phương cũng tạo điều kiện đưa các làng nghề, LNTT tham gia hội chợ, triển lãm do tỉnh, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức nhằm hỗ trợ quảng bá thương hiệu, sản phẩm để mở rộng thị trường, duy trì và củng cố các thị trường truyền thống. Đồng thời giúp đỡ các làng nghề hình thành kênh tiêu thụ dưới hình thức đặt hàng, thu mua, bao tiêu sản phẩm; xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm làng nghề cũng như tổ chức giới thiệu và bán sản phẩm làng nghề tại các khu, điểm du lịch.

(Còn nữa)

 

Bình Giang


Các tin khác


Gian nan hành trình tự chủ của sân khấu truyền thống

Theo lộ trình, đến năm 2020, hệ thống các đơn vị nghệ thuật công lập sẽ phải tiến tới tự chủ hoàn toàn. Thế nhưng, thực tế cho thấy, yêu cầu này khó có thể thực hiện đúng kế hoạch, bởi đến nay, nhiều đơn vị, nhất là những đơn vị nghệ thuật truyền thống vẫn đang loay hoay khi phải đối mặt nhiều khó khăn trên con đường "lấy nghệ thuật để nuôi nghệ thuật”.

Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch vào hai xã Hang Kia – Pà Cò, huyện Mai Châu

(HBĐT) - Sáng 26/7, tại xã Hang Kia, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch vào 2 xã Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu năm 2019. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch, Bộ VH- TT&DL; đại diện các tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện Mai Châu, cùng đông đảo người dân 2 xã Hang Kia - Pà Cò.

Độc đáo nghệ thuật gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn

(HBĐT) - Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh đã có mặt ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được hơn 20 năm nay. Từ một số hộ ban đầu, đến nay, các cơ sở sản xuất phát triển khá nhanh cả về quy mô lẫn chất lượng chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ, đá. Các loại gốc cây, đá cảnh, được các nghệ nhân, thợ lành nghề đang hàng ngày sáng tạo thành các sản phẩm bàn ghế, tủ kệ, giường, các loại linh vật có tính nghệ thuật cao chinh phục thị trường, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững ở địa phương.

Hội diễn nghệ thuật quần chúng và kịch sân khấu không chuyên huyện Lương Sơn, Đà Bắc năm 2019

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng và kịch sân khấu không chuyên cụm I năm 2019. Gần 200 diễn viên, nhạc công của 9 đoàn nghệ thuật không chuyên đại diện cho các xã: Cao Thắng, Cao Dương, Hợp Thanh, Thanh Lương, Long Sơn, Hợp Châu, Tân Thành, Trung Sơn và Thành Lập đã tham gia hội diễn.

“Đường về” - phim tài liệu về hai bà mẹ của liệt sĩ lên sóng VTV

Ngày 23-7, Đài truyền hình Việt Nam cho biết, phim tài liệu VTV đặc biệt "Đường về” của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư sẽ lên sóng VTV1 vào 20h10 ngày 24-7.

Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh sơ kết công tác phát triển du lịch 6 tháng đầu năm

(HBĐT) - Sáng 23/7, tại huyện Mai Châu, Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phát triển du lịch 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục