Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông (ngành Mông hoa) ở bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà (Ðiện Biên) vẫn lưu giữ nét văn hóa độc đáo, đó là kỹ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống. 


Tạo hoa văn trên trang phục của người Mông hoa

Phụ nữ dân tộc Mông bản Cổng Trời truyền dạy kỹ thuật tạo hoa văn cho thế hệ trẻ.

Ðây là một trong những tri thức dân gian đặc sắc do tổ tiên người Mông hoa sáng tạo, truyền dạy và đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần được bảo tồn, phát huy giá trị trong cộng đồng.

Quy trình tạo ra bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mông khá công phu từ khâu trồng lanh, dệt vải cho đến kỹ thuật dùng sáp ong vẽ hoa văn trên vải. Sau đó mới đến công đoạn thêu, ghép, chắp, can các tấm vải đã được tạo hoa văn trên áo, váy. Hoa văn chủ yếu trên trang phục người Mông ở bản Cổng Trời gồm: hoa văn hình học, hình núi, hình rẻ quạt, hình răng cưa, chấm tròn kích thước to nhỏ khác nhau hay những đường gạch dài và ngắn song song; hoa văn hình dích dắc, hình ô trám, hình xoắn ốc...

Các họa tiết hoa văn được thêu bằng chỉ mầu đỏ, hồng, cam, xanh lá mạ. Qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông, đường thêu, mầu chỉ được phối với nhau hết sức hài hòa và tinh tế, mối thêu đầu chỉ được khéo léo giấu vào trong mà không gợn sờn. Kỹ thuật đáp vải ngược của người Mông rất tinh xảo, họ dùng các mảnh vải được cắt lượn thành các họa tiết rồi đáp lên y phục để lộ mầu nền bên dưới làm nổi bật thêm các hoa văn nhiều mầu sắc.

Khó nhất là khâu dùng sáp ong vẽ tạo hình khối trên vải. Chị Vàng Thị Dơ, người nắm rõ kỹ thuật làm hoa văn bằng sáp ong ở bản Cổng Trời cho biết: Trong quy trình này, phải dùng bút vẽ chấm vào bát sáp ong sau đó vẽ trên vải theo ý tưởng người vẽ do vậy mà hình vẽ phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng người vẽ. Vì vậy, có nhiều bộ trang phục dù cùng kiểu hoa văn nhưng độ tinh xảo khác nhau, đường thêu cũng rất khác nhau. Bộ bút vẽ gồm tám chiếc, với các kích cỡ, hình thù khác nhau để tạo ra những hoa văn độc đáo. Váy áo, thắt lưng, khăn cuốn đầu... đều được thêu, trang trí bằng cách chắp vải mầu, vẽ sáp ong với các hình chữ thập, chữ đinh kết hợp ô hình quả trám, tam giác, tạo nên sự linh hoạt, khác biệt, không hề lẫn lộn với các kiểu trang trí của các dân tộc khác.

Chủ tịch UBND xã Huổi Lèng Giàng Pàng Sú cho biết: Kỹ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông hoa bản Cổng Trời đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ðây là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân xã Huổi Lèng nói chung và bà con dân tộc Mông bản Cổng Trời nói riêng. Tới đây, xã Huổi Lèng sẽ kiến nghị UBND huyện Mường Chà hỗ trợ kinh phí xây dựng thêm các công trình hạ tầng nội bản Cổng Trời để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến bản tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu về nghề dệt truyền thống của bà con nơi đây.

Với những bí truyền trong kỹ thuật vẽ sáp ong, thêu hoa văn, người Mông bản Cổng Trời đã cho thấy sự tài hoa, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo từ những đôi bàn tay lao động cần mẫn. Vốn tri thức dân gian quý giá thể hiện trên họa tiết hoa văn trang phục của người Mông hoa bản Cổng Trời có thể ví như "những trang ký sử" hiện hữu trong cuộc sống thường nhật của cộng đồng, trong suốt chiều dài lịch sử sinh tồn, phát triển trên dải đất biên cương Tổ quốc.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Bế mạc Hội thi Tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo

(HBĐT) - Ngày 16/8, tại Cung Văn hóa tỉnh đã diễn ra lễ bế mạc Hội thi tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam khu vực Miền núi phía Bắc và các tỉnh lân cận. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Tạo, Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, Bộ TT&TT.

53 tỷ đồng điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng du lịch huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - HĐND tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 153/NQ-HĐND về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng du lịch huyện Lạc Thủy.

Khẩn trương đưa đề án “Dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường” đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có trên 63% dân số là đồng bào người dân tộc Mường, tuy nhiên, có một thực tế là bản sắc văn hóa dân tộc Mường, nhất là tiếng nói đã bị phai nhạt khá nhiều. Lợi thế về bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, dân tộc Mường nói riêng cũng chưa được khai thác, phát huy hiệu quả để làm động lực cho phát triển KT-XH của tỉnh. Do đó, sau một thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, Đề án "Dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường” được ban hành đã mang đến nhiều hy vọng, kỳ vọng mới cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cũng như phát huy tiềm năng, lợi thế nội lực trong bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Lễ hành hương La Vang năm 2019

Trong hai ngày 14 - 15/8, tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang (xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), Tổng Giáo phận Công giáo Huế tổ chức Lễ hành hương thường niên La Vang năm 2019.

Diễu hành xe tuyên truyền cổ động về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 15/8, Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Lễ ra quân, diễu hành cho các xe tuyên truyền cổ động về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam đến từ các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và các tỉnh lân cận.

Khai mạc Hội thi tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam khu vực miền núi phía Bắc và các tỉnh lân cận

(HBĐT) - Tối 14/8, tại Cung Văn hóa tỉnh, Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh tổ chức khai mạc Hội thi tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam khu vực miền núi phía Bắc và các tỉnh lân cận. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT; Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng một số sở, ban, ngành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục