(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có trên 63% dân số là đồng bào người dân tộc Mường, tuy nhiên, có một thực tế là bản sắc văn hóa dân tộc Mường, nhất là tiếng nói đã bị phai nhạt khá nhiều. Lợi thế về bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, dân tộc Mường nói riêng cũng chưa được khai thác, phát huy hiệu quả để làm động lực cho phát triển KT-XH của tỉnh. Do đó, sau một thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, Đề án "Dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường” được ban hành đã mang đến nhiều hy vọng, kỳ vọng mới cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cũng như phát huy tiềm năng, lợi thế nội lực trong bản sắc văn hóa dân tộc Mường.


Ngành GD&ĐT tổ hoạt động ngoại khóa tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh.

Theo số liệu khảo sát, toàn tỉnh hiện có 2.180 cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện; trong đó có 802 công chức là người dân tộc thiểu số (DTTS), tức là có 1.378 cán bộ, công chức không phải là người dân tộc cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã và viên chức y tế toàn tỉnh hiện là 5.946 người, trong đó, DTTS là 3.698 người, tức là có 2.248 cán bộ, chuyên trách, công chức xã, viên chức y tế không phải là người dân tộc cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường. Số lượng công chức, viên chức sự nghiệp và các tổ chức hội cấp tỉnh, huyện hiện là 23.063 người, trong đó DTTS là 11.808 người, tức có 11.255 người cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường. Như vậy, toàn tỉnh hiện có tổng số 16.331 cán bộ, công chức, viên chức không phải là người DTTS cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường. Có thể thấy, nhu cầu cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh không phải là người DTTS cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường rất lớn.

Trước mắt, đối tượng đề án hướng tới là cán bộ quản lý các cấp (người dân tộc Mường và các dân tộc khác có nhu cầu học tiếng nói và chữ viết tiếng Mường) trên địa bàn tỉnh; cán bộ, công chức, viên chức; học sinh các trường phổ thông, sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp, học viên các trung tâm GDTX-GDNN trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi về việc triển khai thực hiện đề án quan trọng này, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trước tiên, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các sở, ngành liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ cho giáo viên dạy và cho người học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trình hồ sơ đề nghị Bộ GD&ĐT thẩm định, cho phép tổ chức dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm GDTX. Xây dựng bộ công cụ (kiến thức căn bản về ngôn ngữ, hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc Mường) và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS (có chữ viết) cho giáo viên dạy tiếng DTTS theo quy định. Tỉnh cũng chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình; khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai dạy tiếng dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh cho học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức và người dân.

Hiện nay, các ngành đang phối hợp xây dựng đội ngũ chuyên gia và giảng viên cốt cán giảng dạy tiếng dân tộc Mường thuộc các sở, ban, ngành. Đồng thời, tiến hành xây dựng tài liệu, giáo trình chung, chương trình chi tiết, sách giáo khoa chữ Mường cho từng đối tượng người học. Dự kiến, toàn tỉnh sẽ đào tạo khoảng 500 giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường trong các trường học. Sẽ bắt đầu triển khai dạy và học thí điểm tại các trường DTNT, một số trường phổ thông, trung tâm GDTX - GDNN, trường cao đẳng Sư phạm Hòa Bình và 1 trường cao đẳng khác bắt đầu từ tháng 1/2021. Dự kiến bắt đầu triển khai dạy thí điểm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tháng 5/2021.

Thực tế cho thấy, bản sắc văn hóa Mường như ẩm thực, lễ hội, trang phục, nhà ở… có những đóng góp không nhỏ trong việc làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần người dân cũng như thúc đẩy kinh tế với các ngành nghề sản xuất truyền thống, du lịch. Do đó, việc dạy và học tiếng dân tộc Mường không chỉ là cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn góp phần phát triển bản sắc văn hóa địa phương, tạo động lực cho tăng trưởng KT-XH của tỉnh.

Dương Liễu


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục