Vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, hoạ mi núi rừng Tây Nguyên – ca sĩ Rơ Chăm Phiang khi nhận được nhiều lời chúc mừng, chia sẻ niềm vui từ đồng nghiệp và các nghệ sĩ nổi tiếng.



Với hơn 40 năm ca hát và cống hiến, vừa qua Rơ Chăm Phiang được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND để ghi nhận những đóng góp của chị trong nền âm nhạc Việt Nam.

Nói về điều này, NSND Rơ Chăm Phiang nói: "Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn lâng lâng cảm giác hạnh phúc và sung sướng. Đối với những người làm nghệ thuật chân chính như chúng tôi, NSND là danh hiệu cao quý nhất mà Nhà nước tặng cho nghệ sĩ, nó không chỉ là sự đánh giá, ghi nhận của Nhà nước đối với các nghệ sĩ mà nó còn là động lực mạnh mẽ để giúp chúng tôi có thêm niềm đam mê cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.

Rất nhiều bạn bè của tôi bảo, "lẽ ra Phiang phải được NSND từ lâu rồi ấy chứ", điều đó làm tôi vui vì đấy chính là sự công nhận của đồng nghiệp. Trong nghề này, được sự đánh giá và ghi nhận của đồng nghiệp là một trong những yếu tố rất quan trọng khẳng định giá trị chuyên môn của mình, bên cạnh đánh giá từ điểm số trong trường lớp và sự hâm mộ, yêu thương của khán giả" - Rơ Chăm Phiang nói.

Ca sĩ, Đại tá Rơ Chăm Phiang là một người con dân tộc Gia Lai, từng được mệnh danh là chim hoạ mi của núi rừng Tây Nguyên từ hơn 40 năm trước. Là một ca sĩ dân tộc ít người, Rơ Chăm Phiang có giọng hát tuyệt vời và được nhà giáo Hồ Mộ La đánh giá là "của hiếm" trong làng nhạc Việt.

Đi hát bao nhiêu năm tháng ở mọi mặt trận và các sân khấu lớn nhỏ, được đào tạo chính quy dòng nhạc thính phòng cổ điển, Rơ Chăm Phiang là một trong những cái tên mang lại tự hào cho âm nhạc Việt Nam khi đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, được khán thính giả khắp nơi yêu mến và rất nhiều thế hệ học trò trân trọng, cảm phục.

Cuộc đời nhiều vinh quang trong nghệ thuật nhưng ở đời sống ngoài sân khấu, Rơ Chăm Phiang là một nghệ sĩ sống giản dị, mộc mạc và chân thành, thân thiện. Là một nghệ sĩ - chiến sỹ, Rơ Chăn Phiang không ngại khó khăn khi đi biểu diễn từ hải đảo xa xôi đến những vùng biên giới hẻo lánh của Tổ quốc.

Tiếng hát của chị đã chiếm được trái tim biết bao nhiêu khán giả, như một liều thuốc động viên tinh thần chiến sỹ, đồng bào nơi biên giới và hải đảo, tiếng hát của chị khiến bao người thêm yêu quê hương, đất nước mình.   

Sau khi làm công tác giảng dạy ở trường Đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội, Rơ Chăm Phiang đã giảm công việc ca hát để chú tâm vào việc đào tạo nhân tài cho đất nước.


                        Theo Laodong

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục