(HBĐT) - Theo giới thiệu của Sở VH-TT&DL, chúng tôi có dịp tìm hiểu về chiêng trong đời sống của cộng đồng người Mường phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Nơi mà ở bất kể xóm, tổ nào cũng đều có những nghệ nhân và lớp con cháu luôn trân quý những làn điệu chiêng, coi chiêng như báu vật, hồn thiêng của dân tộc mình.
Đội chiêng của xóm Chăm, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) biểu diễn tại tỉnh Quảng Ninh nhân diễn ra Hội chợ Thương mại - văn hóa.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực, 83 tuổi ở xóm Chăm (thuộc tổ 7) là người nổi tiếng tâm huyết với việc bảo tồn văn hóa dân tộc, trong đó có chiêng Mường. Những năm qua, với vai trò hạt nhân nòng cốt, ông đã xây dựng 1 đội cồng chiêng (dàn chiêng sắc bùa) mà dòng họ, con cháu và những người dân trong tổ là những thành viên tích cực. Đội cồng chiêng hiện có hơn 30 thành viên, nhiều thành viên tuổi đời mới ngoài đôi mươi như Nguyễn Thị Thoa, Bùi Thị Tới... Cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, nghệ nhân Nguyễn Văn Thực đã tham gia hướng dẫn, truyền dạy để có thêm nhiều cháu con biết đến, yêu mến và lan tỏa các làn điệu chiêng của người Mường.
Ngoài đội cồng chiêng xóm Chăm, nhiều đội văn nghệ xóm, khu dân cư trên địa bàn phường cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị chiêng Mường. Các đội thường xuyên sinh hoạt và biểu diễn như đội xóm Sảy (tổ 6), xóm Trại (tổ 4)... Các đội văn nghệ không chỉ thu hút người cao tuổi, phụ nữ mà còn hấp dẫn những người trẻ tuổi cùng tham gia tập luyện, biểu diễn. Nhờ có hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần này mà đời sống nhân dân các khu dân cư thêm khăng khít, mang tính cộng đồng.
Là người thường xuyên được mời đi truyền dạy diễn tấu chiêng Mường mở tại tỉnh và đặc biệt tâm huyết với chiêng Mường, anh Bùi Ngọc Tú, giảng viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Tây Bắc cho biết: Gần đây, đã có nhiều lớp học chiêng Mường được mở nhằm truyền dạy kỹ năng, nghệ thuật đánh chiêng. Riêng ở phường Thái Bình, tôi và các nghệ nhân Nguyễn Văn Thực ở xóm Chăm, Bùi Thanh Bình ở xóm Sảy đã cùng trao đổi, đàm đạo và hướng dẫn, truyền dạy theo hướng kết hợp giữa hiểu biết của các nghệ nhân và vốn sưu tầm được để việc học các bài chiêng nhanh hơn, hào hứng hơn.
Đã có thời kỳ, văn hóa chiêng của người Mường bị mai một. Nỗ lực góp phần cùng với cộng đồng người Mường Hòa Bình trong bảo tồn, phát huy giá trị chiêng Mường, cán bộ và nhân dân phường Thái Bình song song với việc mở các lớp truyền dạy là tuyên truyền, khích lệ người dân, đưa hoạt động biểu diễn, trình tấu chiêng trở thành món ăn tinh thần đặc sắc thu hút nhiều người cùng tham gia, cổ vũ. Đặc biệt, trong đời sống hôm nay, những làn điệu chiêng đã được đánh thức, phát huy mạnh mẽ trong những dịp lễ, Tết, hội hè. Các đội cồng chiêng của phường thường được chọn đi biểu diễn trình tấu tại các sự kiện lớn của thành phố, của tỉnh và giao lưu tại một số tỉnh bạn như Ninh Bình, Quảng Ninh. Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn phường hiện có trên 100 chiếc chiêng, trong đó có nhiều chiêng là chiêng hơ (chiêng cổ), hàng chục làn điệu đang được lưu truyền như đi sắc bùa, đi đường đón khách, bến rậm sông Bờ, Chầm Khầm, bông trắng, bông vàng...
B.M
(HBĐT) - Sáng 10/10, tại TP Hòa Bình, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hòa Bình và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lao Cai phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật của các nghệ sỹ nhiếp ảnh đến từ 2 tỉnh Hòa Bình và Lào Cai.
(HBĐT) - Ngày 9/10, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội và Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi lần thứ 14 - năm 2019” với chủ đề "Hà Nội thân thiện và sáng tạo”. Lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình tới dự buổi khai mạc.
(HBĐT) - Sáng 9/10, UBND tỉnh tổ chức họp báo thông tin các vấn đề liên quan đến công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ III, năm 2019. Đồng chí Đinh Công Sứ, Chánh Văn phòng UBND tỉnh chủ trì họp báo. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT, Ban Dân tộc tỉnh, Sở VH-TT&DL, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí địa phương và Trung ương thường trú tại tỉnh.
Cuộc thi cũng cho thấy rõ định hướng của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam: đánh giá cao tính tự nhiên, chân thực và giá trị của khoảnh khắc trong các tác phẩm.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019), hàng loạt sự kiện văn hoá sẽ diễn ra trên khắp các quận huyện nội thành và ngoại thành.
Sau 10 năm thực hiện hai tiêu chí văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất, văn hóa thể thao cũng như đời sống tinh thần của người dân ở nhiều địa phương trong cả nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả hoàn thiện hai tiêu chí này chưa thật sự đồng đều.