Giữ bản sắc văn hóa trong trang phục phụ nữ Mường Thàng
Thứ bảy, 2/5/2020 | 6:11:14 Chiều
(HBĐT) - Đến với xã vùng cao Thạch Yên (Cao Phong), du khách vẫn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những phụ nữ Mường trong trang phục váy áo của dân tộc mình. Với váy cuốn và áo cóm đúng kiểu xưa, các mẹ, các chị vận trang phục mang đậm bản sắc không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày, mà cả trong lao động, sản xuất.
Phụ nữ xã Dũng Phong (Cao Phong) duyên dáng trong trang phục váy áo Mường.
Gần trung tâm huyện hơn so với xã vùng cao Thạch Yên là các xã Hợp Phong, Dũng Phong - nơi sinh sống khá tập trung của người Mường. Theo bà Bùi Thị Thầm, xóm Nà Bái, xã Dũng Phong, thường ngày ít mặc nhưng cứ đến dịp hội hè, nhất là vào ngày lễ lớn, từ lớn, bé, trẻ, già trong xóm, trong xã đều mặc trang phục dân tộc bằng niềm tự hào, với tâm ý giữ gìn bản sắc văn hóa của phụ nữ Mường Thàng. Một số ít phụ nữ, chủ yếu ở độ trung tuổi hoặc người già vẫn mặc trang phục váy Mường theo đúng kiểu xưa, nghĩa là váy cuốn rộng. Trong khi đó, lớp trẻ bây giờ mặc váy Mường đã được cách tân, vì hình thức mặc tiện lợi, bớt rườm rà hơn. Áo cóm khoác bên ngoài phổ biến của phụ nữ Mường Thàng có màu xanh, bên trong mặc thêm yếm màu trắng hoặc hồng nhạt, thể hiện sự dung dị, dịu dàng, mà vẫn duyên dáng, thu hút.
Trong đời sống xã hội hiện đại, dù thế nào cũng không thể xa rời bản sắc văn hóa đặc trưng. Với người dân sinh sống trên đất Mường Thàng, việc bảo tồn phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa đang được phát huy tích cực. Bên cạnh việc giữ gìn lời ăn tiếng nói, những phong tục tốt đẹp, trang phục váy Mường được lưu giữ nhiều trong cộng đồng, mỗi người có ít nhất 1-2 bộ váy. Lớp trẻ vào các dịp lễ, Tết, đám cưới, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc... đều mặc trang phục váy Mường. Đây còn là trang phục không thể thiếu, góp phần tạo nên sức hấp dẫn, sự đặc sắc của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu văn hóa, hội diễn...
Theo đồng chí Bùi Tiến Dũng, Trưởng Phòng VH-TT huyện Cao Phong, trên địa bàn huyện có hơn 4 vạn dân, với 3 dân tộc anh em đoàn kết sinh sống là Mường, Kinh, Dao, trong đó, người Mường chiếm trên 72%. Đồng thời, Cao Phong tự hào là 1 trong 4 vùng Mường nổi tiếng "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động". Đặc biệt, những năm qua, cùng với triển khai Nghị quyết T.Ư 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 10 năm thực hiện chương trình chung sức xây dựng nông thôn mới, cán bộ, Nhân dân các dân tộc ở địa phương đã nỗ lực bảo tồn, phát huy các nét đẹp văn hóa, cả vật thể và phi vật thể. Qua lời ăn, tiếng nói, nếp sinh hoạt, trang phục... được gìn giữ đã phát huy giá trị văn hóa đậm đà bản sắc, góp phần tạo sức hút cho du lịch mở mang, phát triển, giới thiệu, quảng bá về đất và người Mường Thàng thân thiện, mến khách.
Cũng với nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa qua trang phục của phụ nữ Mường Thàng, huyện đã tổ chức nhiều hoạt động như tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ Mường mặc váy Mường, mở các lớp hướng dẫn cách mặc váy Mường... Thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hóa, văn nghệ. Trong 2 năm gần đây, Lễ hội Mường Thàng được phục dựng tổ chức thường niên tại xã Dũng Phong, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân vùng Mường vào các dịp đầu xuân. Những dịp này, gần như 100% chị em phụ nữ Mường đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, để tỏ niềm tự hào, phô diễn bản sắc.
Ngày 28/4, kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 7, Cục Chính trị Binh chủng Đặc công tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Mùa xuân Đại thắng”. Triển lãm giới thiệu gần 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu nói về Chiến thắng lịch sử 30/4.
(HBĐT) - Những năm qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tại xã Nam Phong (Cao Phong) được triển khai tích cực, hiệu quả. Kinh tế phát triển, bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới, từ đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân.
NSND Đàm Liên, người được mệnh danh là "Bà chúa tuồng”, nổi tiếng với các vai diễn "Ông già cõng vợ đi xem hội”, "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo”… đã qua đời ở tuổi 78.
(HBĐT)-Những ngày tháng Tư lịch sử này…mỗi khi được nghe những câu thơ, bài hát trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam, những người được sinh vào những năm 50, 60 của thế kỷ 20 lại trào dâng những tình cảm tha thiết một thời. Đó là tấm lòng và hành động cụ thể hướng về miền Nam thân yêu, cùng khát vọng hoà bình, đất nước thống nhất, non sông liền một dải…Thời đó, phương tiện giải trí duy nhất của hầu hết các gia đình phía Bắc chỉ là chiếc ra-đi-ô. Ở vùng nông thôn, nhiều người phải tranh thủ nghe "ké” hàng xóm mỗi đêm. Mỗi đêm, mọi người đều háo hức, quây quần nghe các bản tin chiến thắng, nghe những lời hiệu triệu thúc giục của non sông, đất nước…
(HBĐT) - Những làn điệu hát ví, hát đối, ru ún, thường rang, bộ mẹng giờ đây lại được vang ngân, lan tỏa cùng nhịp sống đổi mới trên khắp các bản làng Mường Bi. Không chỉ hát ở các dịp lễ hội, các cuộc giao lưu văn hóa, văn nghệ, dân ca Mường đang ngày càng phổ biến hơn qua lời hát ru bên nôi, khi tỏ tình nam nữ, hát sắc bùa trong lễ hội đầu xuân, hát thường rang khi làm nương rẫy...
So với hình thức phim 45 phút quen thuộc, nhiều khung giờ phát sóng các đài trung ương và địa phương hiện nay đang phát sóng phim có thời lượng từ 15-30 phút.