(HBĐT) - Với 6 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, Hòa Bình là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng độc đáo.
Lễ hội Gầu Tào (Mai Châu) năm 2020 được tổ chức vui tươi, lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 63 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân, gồm 6 lễ hội cấp huyện, 35 lễ hội cấp xã, 22 lễ hội cấp thôn, xóm. Những năm gần đây, việc phục dựng lễ hội được các cấp, ngành quan tâm. Nhiều lễ hội đã thất truyền được phục dựng. Những hạn chế, yếu kém trong việc tổ chức, quản lý lễ hội từng bước được khắc phục.
Thực tế công tác quản lý, tổ chức lễ hội thời gian qua cho thấy, một số lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh chưa được phục dựng; chưa kiên quyết xử lý những phát sinh tiêu cực trong thực hiện nếp sống văn minh lễ hội. Một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng; chưa dự báo đúng tình hình nên còn lúng túng, bị động trong công quản lý, tổ chức; việc kiểm tra, giám sát lễ hội chưa thường xuyên, xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe nên các vi phạm vẫn tái diễn. Một số lễ hội được tổ chức còn có sự mất cân đối giữa phần lễ và phần hội, chú trọng phần lễ hơn phần hội, các trò chơi dân gian đặc sắc được tổ chức ít. Cùng với đó, tình trạng đốt nhiều hàng mã, đặt tiền lễ không đúng nơi quy định còn phổ biến. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của một bộ phận người dân tham gia lễ hội chưa tốt, vứt rác bừa bãi tại khu vực tổ chức lễ hội.
Trước những khó khăn, tồn tại, hạn chế, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã dành nhiều quan tâm, phối hợp trong việc tổ chức, quản lý các lễ hội. Một số lễ hội đã được phục dựng, tổ chức quy mô, bài bản như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc); lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy); lễ hội đền Bờ (Cao Phong - Đà Bắc); lễ hội Rước Bụt, lễ hội đình Cổi (Lạc Sơn), lễ hội Gầu Tào (Mai Châu)... Các lễ hội đến nay vẫn được bảo tồn, phát triển, phát huy tốt giá trị, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của Nhân dân, phục vụ cho việc phát triển du lịch. Đến nay, có 19/68 di tích được xếp hạng gắn công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị với hoạt động tổ chức lễ hội.
Đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hòa Bình cho biết: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý, tổ chức lễ hội; đảm bảo việc tổ chức lễ hội trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của Nhân dân. Thành phố cũng đã quán triệt cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành các quy định về quản lý, tổ chức lễ hội, phê bình, xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm. Công tác phát triển, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, công trình nghệ thuật gắn với thu hút đầu tư và du lịch từng bước được đẩy mạnh. Thành phố đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện quy định quản lý, bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; lập hồ sơ khoa học các hiện vật, di tích, danh thắng; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện công tác quản lý Nhà nước, tạo cơ chế thuận lợi để đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát huy giá trị di tích.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 41 di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia; 52 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Việc xây dựng, sửa chữa các di tích gắn với công tác phục dựng lễ hội được quan tâm. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò, chức năng của công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Việc đảm bảo ANTT, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, cảnh quan văn hoá tại các lễ hội được thực hiện tốt, nhiều hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được khắc phục, đẩy lùi.
Dương Liễu
(HBĐT) - Từ nhiều năm qua, trên các ấn phẩm của Báo Hòa Bình, các tác giả như: Xuân Thiên, Thu Hường, Đăng Giáp, Thanh Hoàn, Hà Chung, Minh Tuấn, Trần Quốc Dũng, Trần Quang Thạch… đã trở nên quen thuộc với độc giả.
Đề án Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam được xây dựng nhằm nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam 25 tập, gồm bộ Biên niên sự kiện lịch sử Việt Nam và Cơ sở dữ liệu lịch sử Việt Nam.
(HBĐT) - Sáng 16/6, UBND huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 và các chương trình, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2010 – 2020.
Chỉ trong vòng một tháng phát động, hơn 120 bức tranh của nhiều họa sĩ nổi tiếng đã được tập hợp lại trong một triển lãm vô cùng đặc biệt: triển lãm "Tranh trong mùa giãn cách”. Không chỉ là tranh, không chỉ là triển lãm, mà đây còn là biểu hiện sâu sắc nhất, rõ nét nhất tình yêu nước, trách nhiệm công dân cũng như tình cảm của con người với con người trong những tháng ngày cả nước cùng nhau phòng, chống dịch Covid-19.
Hơn 200 người mẫu, diễn viên đã biểu diễn 18 bộ sưu tập của 18 nhà thiết kế nổi tiếng trong nước với sự thưởng lãm, ủng hộ của hơn 3.000 du khách.
Có mặt đều đặn vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần tại Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Lịch sử quốc gia… hình ảnh các sinh viên tình nguyện của Câu lạc bộ Tuyên truyền văn hóa - lịch sử (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Ðại học Quốc gia Hà Nội) đã trở nên quen thuộc với du khách, khi tích cực tham gia quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử Việt Nam.