Có mặt đều đặn vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần tại Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Lịch sử quốc gia… hình ảnh các sinh viên tình nguyện của Câu lạc bộ Tuyên truyền văn hóa - lịch sử (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Ðại học Quốc gia Hà Nội) đã trở nên quen thuộc với du khách, khi tích cực tham gia quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Sinh viên tình nguyện tham gia quảng bá, tuyên truyền văn hóa - lịch sử.
Được trang bị ngoại ngữ, kiến thức cơ bản về các điểm tham quan, khu di tích cũng như được đào tạo về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giới thiệu thông tin, hình ảnh… đến du khách, các thành viên Câu lạc bộ Tuyên truyền văn hóa lịch sử đã tích cực tham gia, hỗ trợ, góp phần giới thiệu, hướng dẫn, cung cấp thông tin về các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích cho du khách.
Với khả năng nói tiếng Anh và tiếng Pháp trôi chảy, Vũ Hoàng Long, sinh viên năm thứ hai, Khoa Lịch sử đã tích cực cùng các thành viên khác của câu lạc bộ tham gia tuyên truyền về văn hóa - lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia… nhiều năm nay. Cùng với sự hỗ trợ, điều hành của ban quản lý bảo tàng, Long nhiệt tình chia sẻ kiến thức cũng như những thông tin thú vị về đất nước, lịch sử, con người, văn hóa Việt Nam thông qua hệ thống các hình ảnh, tài liệu, hiện vật được trưng bày tại bảo tàng, giúp du khách có cái nhìn tổng quát về lịch sử dân tộc.
Vũ Thị Linh, sinh viên năm thứ hai Khoa Ðông Nam Á học có thể sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ Anh và Thái-lan, tham gia hoạt động hỗ trợ thông tin cho khách du lịch tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chuyên ngành theo học, Linh nắm vững kiến thức về lịch sử cũng như quần thể kiến trúc độc đáo của khu di tích đặc biệt này, hiểu tường tận chế độ giáo dục và khoa cử Việt Nam. Những thông tin về việc tổ chức thi cử lựa chọn nhân tài đã diễn ra dưới các triều đại được Linh giới thiệu khiến du khách vô cùng ngạc nhiên, thích thú, giúp họ hiểu hơn về giá trị của trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Hoạt động chính trong lĩnh vực văn hóa - lịch sử, Câu lạc bộ Tuyên truyền văn hóa - lịch sử có số lượng thành viên đông, hoạt động tích cực, được trang bị các kỹ năng và khả năng ngoại ngữ tốt. Nhanh nhẹn, thân thiện, nhiệt tình… là những đặc điểm chung của nhóm tình nguyện viên trong đồng phục áo vàng này. Với nụ cười thường trực, mỗi nhóm hơn 10 sinh viên luôn có mặt kịp thời hỗ trợ, chủ động hướng dẫn du khách. Ngoài hệ thống kiến thức cơ bản về văn hóa - lịch sử được học trong nhà trường, để có thêm thông tin cho du khách, các bạn sinh viên tự trau dồi kiến thức thông qua in-tơ-nét, tìm hiểu thêm những nét văn hóa - lịch sử qua các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên tự trao đổi, giúp đỡ nhau nâng cao kiến thức, thường xuyên hệ thống lại kiến thức tại các điểm di tích văn hóa, lịch sử. Khi tham gia hoạt động tại các di tích, lợi thế của câu lạc bộ là luôn có các thầy cô, giảng viên của trường hỗ trợ về kiến thức, các cán bộ tại di tích hướng dẫn để có thêm những thông tin bổ ích cho du khách. Không chỉ là sân chơi để sinh viên có thể áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, hoạt động tình nguyện này còn là cơ hội để các bạn trẻ nâng cao kiến thức cũng như góp phần giữ gìn và lan tỏa giá trị di tích lịch sử quốc gia đến đông đảo khách tham quan.
Trao đổi với chúng tôi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuyên truyền văn hóa - lịch sử Ngô Quang Minh cho biết, mục tiêu hoạt động của câu lạc bộ là lan tỏa, quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử đến du khách quốc tế và trong nước. Kiến thức từ các bài học bổ ích về văn hóa, lịch sử trên nhà trường nay có cơ hội được áp dụng trong thực tế, giúp mỗi thành viên nâng cao sự tự tin cũng như khả năng giao tiếp ngoại ngữ.
Trước dịch Covid-19, đối tượng cần hỗ trợ thông tin chủ yếu là khách du lịch quốc tế. Sau khi các điểm tham quan, di tích được mở cửa trở lại, nhóm tình nguyện có mặt đều đặn hằng tuần để kịp thời hỗ trợ lượng khách du lịch trong nước đang tăng nhanh. Có thể thấy, hoạt động tình nguyện bổ ích này đã giúp sinh viên vừa có thêm cơ hội trải nghiệm, nâng cao kiến thức cũng như góp phần giữ gìn, bảo tồn và lan tỏa giá trị các di tích của quốc gia.
Theo Báo Nhân Dân
(HBĐT) - Ngày 7/6, Thành đoàn Hòa Bình, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh phối hợp tổ chức chung kết cuộc thi "Tìm kiếm giọng háy hay thanh thiếu nhi tỉnh Hòa Bình" năm 2020.
Được thành lập cách đây 20 năm, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc (trước đây là Trung tâm) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học giả, nhà nghiên cứu và văn nghệ sĩ tâm huyết với văn hóa nghệ thuật dân tộc. Nhiều chương trình, dự án được triển khai đã góp phần bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa, khôi phục và quảng bá nhiều loại hình diễn xướng truyền thống, nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ.
(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 65/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (VHPVT) tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 – 2030. Đối tượng gồm di sản VHPVT tiêu biểu của 5 dân tộc thiểu số (DTTS) Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Phạm vi thực hiện trên địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh.
(HBĐT) - Lẽ ra bữa liên hoan của "Nhóm đồng tuế” ở phường X hôm ấy sẽ rất vui và ý nghĩa. Cũng lâu chưa gặp nhau, người từ miền Nam ra, người từ Hà Nội về, người thì đang định cư sinh sống tại nơi đây. Trời xanh, mây trắng, dòng sông thì xanh, hiền hoà. Đã thế, anh N, còn thủ sẵn một cây ghi-ta gỗ nữa; sẵn sàng cho vài bản nhạc "Phiên chợ Ba Tư” hay "Chiều Mátxcơ va” say đắm. Cả nhóm đã hẹn nhau không đi phương tiện cá nhân, "thửa” hẳn lái xe taxi cho việc uống khỏi phải lăn tăn chuyện an toàn giao thông…
(HBĐT) - Tối 4/6, huyện Lạc Thủy tổ chức giao lưu văn ghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lạc Thủy lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo huyện và đông đảo Nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Nguyên là một Bí thư Huyện ủy, là người "khai sinh” ra các mô hình "Hòm thư tố giác tội phạm”, "Tiếng kẻng bình yên”, "Ổ nhà, dòng họ tự quản về ANTT” trên địa bàn huyện, nhưng bây giờ, người dân huyện Lạc Sơn lại biết nhiều hơn về ông, với vai trò là người đi "gom nhặt” những làn điệu dân ca cổ của người Mường đang đứng trước nguy cơ mai một, biến mất trong dòng chảy văn hóa, đời sống.