(HBĐT) - Với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, việc bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch đã, đang được huyện Lạc Sơn quan tâm thực hiện hiệu quả, góp phần phát huy các giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng. Trong đó, nhiều di tích đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương.


Đình Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) là điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương.

Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng Phòng VH-TT huyện Lạc Sơn cho biết: Huyện hiện có 31 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 3 di tích xếp hạng cấp quốc gia là: di tích khảo cổ Mái Đá làng Vành, di tích cách mạng Chiến khu Mường Khói, di tích khảo cổ hang xóm Trại và 12 di tích xếp hạng cấp tỉnh, còn lại là các di tích đã được khảo sát, đưa vào danh sách đề nghị cấp tỉnh quản lý.

Lạc Sơn là huyện có số di tích được xếp hạng đứng thứ 3 toàn tỉnh, với hệ thống di tích khá phong phú, gồm: di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh. Mỗi di tích gắn với một truyền thuyết, lễ hội truyền thống như: đền cây Si gắn với lễ hội Đu Vôi; đền Băng gắn với lễ hội Chay đất, Chay Mường với các nghi lễ độc đáo: bốc lôi, bừa vịt, vá đất; lễ hội đền Thượng, lễ hội đình Khênh, lễ hội đình Cổi, lễ hội đình Khói… cùng nhiều công trình văn hoá có giá trị về lịch sử, văn hóa khác tạo nên quần thể di tích danh thắng gắn kết các điểm di tích lễ hội và du lịch. Trong những năm qua, huyện đã có những giải pháp tích cực trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, hành động của mỗi người về bảo tồn di tích. Các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian được bảo tồn, phát huy đúng tinh thần Luật Di sản văn hóa.

Hàng năm, cùng với việc khảo sát, nghiên cứu các di tích để lập hồ sơ khoa học và pháp lý trình UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; đề nghị Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia các di tích cấp tỉnh đủ tiêu chuẩn, Ban quản lý di tích và danh thắng đẩy mạnh thực hiện việc chống xuống cấp, bảo tồn, tôn tạo các di tích trong dự án được Nhà nước xếp hạng. Từ nguồn kinh phí thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn di tích và nguồn kinh phí của huyện, một số di tích đã được trùng tu, tôn tạo khang trang, đúng quy định, đảm bảo chất lượng và giữ nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc như: di tích lịch sử Chiến khu Mường Khói, xã Ân Nghĩa; đình Cổi, xã Vũ Bình; đình Khênh, xã Văn Sơn; đền cây Đa, thị trấn Vụ Bản…

Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng Phòng VH-TT huyện cho biết thêm: Năm 2020, huyện đã tổ chức phục dựng lễ hội đình Khói, xã Ân Nghĩa và tổ chức đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đình Khênh, xã Văn Sơn. Di tích đình Khênh nằm ở trung tâm của một vùng Mường cổ, gần với trung tâm huyện, cùng tuyến với các di tích lịch sử đã được xếp hạng như: Mái Đá làng Vành, Chiến khu Mường Khói, đình Cổi, đền cây Đa, đền Thượng, đền cây Si, hang Khú Dúng, thác Mu… bảo tồn, gìn giữ hầu như nguyên vẹn các giá trị di sản văn hóa về phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Mường tại địa phương, kết hợp với giá trị văn hóa tín ngưỡng tâm linh tại di tích. Đồng thời, việc kết nối các điểm di tích, điểm du lịch, danh thắng trên địa bàn huyện đã tạo thuận lợi hơn cho du khách, qua đó, góp phần quảng bá, thu hút khách du lịch, đưa du lịch huyện Lạc Sơn ngày càng phát triển.


Hồng Ngọc


Các tin khác


Xây dựng đô thị thành phố Hòa Bình giàu đẹp, văn minh, bản sắc

(HBĐT) - Những năm qua, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị TP Hòa Bình luôn được quan tâm đầu tư. Bộ mặt đô thị từng bước đổi mới, ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh.

Một số ấn phẩm tiêu biểu về văn hóa, biển đảo mới phát hành

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa công bố một số ấn phẩm nghiên cứu có giá trị về lý luận, chính trị, lịch sử, kinh tế và văn hóa được xuất bản, phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020. Nhân Dân điện tử trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số ấn phẩm nổi bật về chủ đề văn hóa và biển đảo mới phát hành.

Người ''giữ hồn'' cồng, chiêng ở vùng đất lịch sử Phước Long

Nhịp sống sôi động cùng với sự giao thoa văn hóa của các vùng miền đất nước khiến một số nét văn hóa bản địa đứng trước nguy cơ mai một.

"Làng quê giờ đây tự phố phường"

(HBĐT) - Đó là câu nói đầy phấn khởi của người dân mà chúng tôi được nghe khi có dịp về cơ sở. Đúng là giờ đây bộ mặt nông thôn huyện Lương Sơn đã thực sự đổi mới, đồng bộ, hiện đại hơn. Sau nhiều nỗ lực lãnh đạo, điều hành của Huyện ủy, UBND huyện, sự chung sức của cả hệ thống chính trị và đồng thuận từ Nhân dân, huyện đã tập trung được nguồn lực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân.

Sấu Thượng - khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) -  Có dịp tới thăm thôn Sấu Thượng - khu dân cư nông thôn mới (KDCNTM) kiểu mẫu của xã Thanh Cao (Lương Sơn), ấn tượng đầu tiên là không khí mát mẻ, trong lành. Sấu Thượng nổi bật với những khu vườn xanh mướt, đường bê tông rộng rãi, sạch sẽ, điểm tô bằng sắc thắm của nhiều loài hoa ven đường. Những ngôi nhà khang trang, tràn đầy tiếng cười nói của người dân.

Nhà sách - Cuộc đua tranh được ủng hộ

Khác với trước đây, nhà sách không chỉ là nơi để bán sách, mà còn là một trong những kênh để giao lưu, thăm dò nhu cầu độc giả, nơi thể hiện cá tính của mỗi đơn vị xuất bản… Cuộc đua tạo dựng những nhà sách đẹp, thân thiện với độc giả đang ngày càng trở nên "đông vui” hơn và nhận được nhiều tình cảm từ phía độc giả hơn cho tất cả các bên tham dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục