(HBĐT) - Những năm qua, với nhiều cách làm khác nhau, xã Phong Phú (Tân Lạc) luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Qua đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.


Phường bùa xã Phong Phú (Tân Lạc) trình diễn trong ngày hội của làng, xã.

Xã có 14 xóm với trên 8.000 nhân khẩu, trong đó, 97% là người Mường sinh sống. Bà con nơi đây lưu giữ được nhiều nét văn hoá, phong tục tập quán của người Mường xưa, từ nét sinh hoạt hàng ngày như ở nhà sàn, nói tiếng Mường, hát đối, hát ví, mo Mường, đánh cồng chiêng trong những ngày lễ, Tết. Hiện, trên địa bàn xã có gần 200 chiếc chiêng Mường đủ loại, có 5 phường bùa bát âm hoạt động thường xuyên trong những ngày lễ, Tết và ngày hội lớn. Có 1 câu lạc bộ Mo Mường hoạt động tích cực với 32 thành viên, trong đó có nhiều thầy mo giỏi và nổi tiếng, được công nhận nghệ nhân ưu tú như các thầy mo: Bùi Văn Lựng, Bùi Văn Phin, Bùi Văn Xiên. Đặc biệt, xã có bản Mường Lũy Ải là một trong những bản Mường cổ nhất còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống độc đáo của đồng bào Mường, được UBND tỉnh công nhận là bản du lịch cộng đồng năm 2014.

Tại xã hàng năm diễn ra Lễ hội Khai hạ Mường Bi, một trong những lễ hội lớn của tỉnh được tổ chức vào mùng 6 - 8 tháng giêng âm lịch. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Mường Bi xưa để tỏ lòng tôn kính với quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, cầu mong một năm no đủ, hạnh phúc, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Tại lễ hội có màn trình diễn cồng chiêng, mo Mường, cùng nhiều trò chơi dân gian như: Bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo và thi ẩm thực truyền thống, thu hút du khách trong, ngoài tỉnh tham gia vui hội.

Tuy nhiên, nhiều giá trị văn hóa bị mai một dần theo thời gian, đến nay, trong xã chỉ còn ít hộ giữ được nhà sàn bằng gỗ theo đúng thiết kế của người Mường xưa, hầu hết đã được bê tông hoá một phần hoặc toàn bộ. Nghề đan lát truyền thống còn ở các xóm: Sơn Phú, Lũy Ải, Kha Lạ… nhưng không nhiều, chủ yếu các cụ cao niên đan những vật dụng nhỏ phục vụ gia đình và bà con trong xóm. Nhiều bài dân ca Mường như hát đối, hát ví, thường rang không còn phổ biến như xưa.

Đồng chí Bùi Văn Nức, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Phú chia sẻ: Để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá tại địa phương, Đảng uỷ, UBND xã đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đến các ban, ngành, đoàn thể trong xã. Khuyến khích mở các lớp học đan lát tại xóm Lũy Ải phục vụ phát triển du lịch. Ngoài ra, tạo điều kiện cho câu lạc bộ Mo Mường xã mở lớp dạy cho lớp trẻ có nhu cầu học tập, tìm hiểu về mo Mường. Tiến tới thành lập mỗi xóm một phường bát âm phục vụ vào những ngày lễ, Tết, ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm. Đồng thời, tạo điều kiện cho Nhân dân tìm, sưu tập thêm nhiều bộ chiêng cổ, quý của dân tộc. Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền để thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc gìn giữ những giá trị truyền thống, ý thức được trách nhiệm đối với những gì ông cha ta để lại từ bao đời nay. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập, phát triển.


Khánh Linh


Các tin khác


Mâm cơm trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Tâm điểm của tuần mới này chính là ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch). Năm nay giỗ Tổ Hùng vương có 2 thời điểm chính là 17/4 và 21/4 (mùng 6 và 10/3 Âm lịch). Vì vậy, cuối tuần qua, mặc dù thời tiết có mưa nhưng người dân bốn phương vẫn "đội mưa” đổ về Đền Hùng trong ngày lễ hội, thành tâm dâng lễ tưởng nhớ các Vua Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương - lắng đọng sức mạnh cội nguồn dân tộc

(HBĐT) - Xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ mà điểm nhấn quan trọng là Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chất chứa nội hàm biểu trưng của lòng thành kính, tri ân của con dân đất Việt với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước...

Nhộn nhịp phiên chợ Vó

(HBĐT) - Chợ Vó mỗi tuần họp 2 phiên, nhộn nhịp nhất là phiên họp vào sáng Chủ nhật. Đi chợ Vó có thể mua được đủ thứ, từ quần áo, giày dép, các nhu yếu phẩm, rồi nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, ở chợ phiên này còn lưu giữ được những nét quê của chợ phiên xưa.

Giao lưu Văn hóa đọc nhân ngày Sách Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 16/4, Phòng GD&ĐT huyện Lương Sơn tổ chức Chương trình "Giao lưu Văn hóa đọc” nhân ngày Sách Việt Nam 21/4 lần thứ 8 năm 2021. Đến dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, UBND huyện Lương Sơn, cùng đông đảo giáo viên và học sinh các trường mầm non, TH&THCS, THPT, PT DTNT – THCS&THPT trong toàn huyện.

Quảng trường Hòa Bình - điểm đến thú vị

(HBĐT) - Đã thành nếp, cứ tối thứ Bảy, vợ chồng Hoàng Thu lại đưa 2 con đến vui chơi ở Quảng trường Hòa Bình (TP Hòa Bình). Chúng hào hứng, thích thú khi được gác lại bài vở để thỏa sức vui đùa. Còn với 2 vợ chồng, đây là khoảng thời gian được thư giãn sau một tuần làm việc mệt nhọc. Nhìn bọn trẻ tíu tít với các trò chơi, Thu cười vui: Chúng chỉ mong thứ Bảy thôi. Đến đây được tự lái nhiều loại xe điện, rồi đạp xích lô, không thì câu cá, tô tượng, xúc hạt... Nhiều hôm, hai vợ chồng giục mãi cũng chẳng muốn về. Nhưng em nói thật, ở đây người lớn còn thích chứ nói gì đến trẻ con. Rộng rãi, thoáng đãng,không khí náo nhiệt. Nhiều hôm bọn em còn tranh thủ đi bộ được vài vòng. Những lúc như vậy mới thấy thư thái làm sao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục