Huyện Đà Bắc: Nhân rộng mô hình dòng họ tự quản Xa Sình vi quản
Thứ ba, 8/6/2021 | 9:02:44 Sáng
(HBĐT) - Theo ông Xa Văn Tiến, trưởng dòng họ Xa Sình vi quản ở các xã vùng cao Mường Chiềng, Giáp Đắt, Đồng Chum (Đà Bắc), dòng họ Xa Sình vi quản có 614 hộ, 2.237 nhân khẩu, là dòng họ chiếm đa số so với dân tộc Tày của 3 xã. Ngoài ra, còn có 1 chi lẻ với 40 hộ sinh sống ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Trước đây, do điều kiện chiến tranh thất lạc, dòng họ chưa có dịp tìm lại gia phả. Anh em gần, xa chỉ mới tổ chức gặp mặt cách đây ít năm ôn lại lịch sử dòng họ để mọi người nắm được nguồn gốc.
Thành viên dòng họ Xa Sình vi quản ở xã Mường Chiềng (Đà Bắc) gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong gia đình, nội tộc.
Đối với công tác an ninh trật tự (ANTT), khi chưa thành lập mô hình tự quản về ANTT, tình hình giáo dục, quản lý con, cháu trong dòng họ chưa thực sự đi vào nề nếp. Một số gia đình để con, cháu bỏ học giữa chừng, có trường hợp trẻ lấy trộm tiền đi chơi game, bi-a, không chấp hành việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông...; trường hợp uống rượu say gây mất ANTT thôn, xóm khá phổ biến. Trong đó, có những trường hợp phải lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, cá biệt có 2 trường hợp phải đưa đi cơ sở giáo dục, 1 trường hợp bị TAND huyện tuyên phạt 12 tháng tù, cho hưởng án treo (hiện đã chấp hành xong án).
Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, BCH Đảng bộ xã Mường Chiềng đã căn cứ tình hình thực tế, ban hành Nghị quyết chuyên đề số 32-NQ/ĐU, ngày 24/3/2017 xây dựng mô hình dòng họ tự quản về ANTT. Mô hình của dòng họ Xa Sình vi quản chính thức ra mắt và đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2017. Cùng với đó, thành lập và kiện toàn Ban liên lạc gồm 22 thành viên, Ban thường trực dòng họ 5 thành viên. Dòng họ cũng kiện toàn lại hoạt động của 5 muột, 22 chi ở 3 xã Đồng Chum, Mường Chiềng, Giáp Đắt, hình thức tổ chức sinh hoạt theo nội tộc gia đình, dòng họ. 5 muột trong dòng họ gồm: Muột Quặng Nhàn có 6 chi, muột Quảng Đinh 5 chi, muột Quảng Cấp 4 chi, muột Táo Đồng Chum 4 chi, muột Quyên Đồng Chum 3 chi.
Từ hoạt động mô hình đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong dòng họ. Cụ thể như thống nhất tổ chức họp họ 1 lần/tháng, bắt buộc các hộ đều phải có thành viên tham dự, nếu không thực hiện sẽ áp dụng chế tài xử lý... Trong các buổi họp của dòng họ, trưởng dòng họ thông báo về những công việc chung cần làm, nhất là liên quan đến tình hình ANTT, rút kinh nghiệm, nhắc nhở các gia đình chưa chấp hành và đề ra phương án xử lý nếu còn tái phạm.
3 năm qua, thông qua các buổi họp họ, Công an xã đã lồng ghép, phối hợp các ban, ngành địa phương tổ chức 78 đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 2.000 lượt người dân. Các thành viên trong dòng họ cung cấp cho lực lượng Công an xã 26 nguồn tin có giá trị, phối hợp xử lý 19 trường hợp vi phạm pháp luật, vận động giao nộp 36 khẩu súng tự chế các loại, phối hợp ngăn chặn các vụ việc xảy ra tại địa bàn 3 xã.
Hoạt động của mô hình dòng họ tự quản ANTT Xa Sình vi quản đã tạo chuyển biến rõ nét trong công tác giữ gìn ANTT, nâng cao tinh thần tự quản, tự giác, cảnh giác phòng, chống tội phạm, tai - tệ nạn xã hội, phát huy, giữ gìn đạo đức và truyền thống của gia đình, dòng họ, động viên con, cháu tích cực nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Mô hình giúp 3 xã trở thành một trong những điểm sáng giữ gìn ANTT ở vùng cao.
Đồng chí Sa Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Mường Chiềng đánh giá: Mô hình góp phần tích cực trong việc đảm bảo ANCT - TTATXH tại địa phương. Một số gia đình trong dòng họ là điển hình hiến đất, ngày công cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Dòng họ xuất hiện những tập thể tiêu biểu, hoạt động hiệu quả như: Muột Quảng Nhàn, muột Quảng Đinh, muột Táo; cá nhân các ông: Xa Văn Băng ở xóm Chiềng Cang - xã Mường Chiềng, Xa Văn Chấm, Xa Văn Quân ở xóm Mới - xã Đồng Chum. Thời gian tới, mô hình tiếp tục được nhân rộng trong các dòng họ khác, trở thành phong trào rộng khắp, giúp Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã vùng cao thực hiện thành công mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng khối đại đoàn kết trong các dòng họ, dòng tộc và khối đại đoàn kết toàn dân.
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng như đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định cho phép khai quật khảo cổ tại Điện Thái Hòa, thuộc Đại nội Huế, thành phố Huế.
Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và đón hè 2021, mảng sách dành cho thiếu nhi đã sôi động trở lại với những thông điệp khơi nguồn tri thức, giá trị nhân văn nhằm hướng trẻ em đến một mùa hè an toàn và ý nghĩa.
Mọi hoạt động biểu diễn nghệ thuật trực tiếp bị "đóng băng”, không có suất diễn, không có nguồn thu dẫn đến thiếu kinh phí chi trả cho diễn viên hợp đồng, gian nan trong việc giữ chân nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trẻ… Ðây là hàng loạt những khó khăn mà các đơn vị nghệ thuật sân khấu công lập đang phải đối mặt khi chống chọi với "cơn bão” Covid.
(HBĐT) - Sở VH-TT&DL vừa tổ chức hội nghị đánh giá di vật, cổ vật năm 2021. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Phòng PA83 (Công an tỉnh); đại diện Sở Tài chính; lãnh đạo và chuyên viên Bảo tàng tỉnh và một số nhà chuyên môn có kiến thức về di vật, cổ vật.
(HBĐT) - Mường Vang (Lạc Sơn) là 1 trong 4 vùng Mường lớn nổi tiếng của tỉnh. Với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mường, huyện luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Bởi vậy, trong nhịp sống hiện đại, mạch nguồn văn hóa Mường Vang vẫn không ngừng chảy.