Sau hơn 2 năm sản xuất, bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức hoàn thành và được cấp phép phổ biến rộng rãi.
Cảnh trong phim tài liệu Đại thi hào Nguyễn Du.
So với dự kiến ban đầu, bộ phim tài liệu "Đại thi hào Nguyễn Du” do các tác giả kịch bản Phạm Xuân Mừng, Lương Xuân Trường, Trần Đình Tuấn, Nguyễn Văn Đức dưới sự chủ biên kịch bản của tác giả Trần Đình Tuấn và đạo diễn Nguyễn Văn Đức có 3 phần, mỗi phần 2 tập, song hiện nay phim chỉ giữ lại cấu trúc 3 phần với thời lượng 180 phút và không chia tập.
Phim có sự tham gia của hơn 50 diễn viên vào vai tất cả các nhân vật chính yếu như ông tổ họ Nguyễn Nhiêm, ông nội Nguyễn Quỳnh, bố, mẹ, anh trai Nguyễn Nễ, Nguyễn Khản, vợ Đoàn Thị Tộ, anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn, ông bà ngoại, và nhiều nhân vật khác..., ngoài ra còn gần 1.000 diễn viên quần chúng.
Đặc biệt, các cảnh quay được thực hiện tại các huyện ở Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Can Lộc...), tỉnh Bắc Ninh (Đình Bảng, Từ Sơn...), Thái Bình (Quỳnh Phụ, Vũ Thư), Hà Nội, Huế…, tái hiện lại nhiều bối cảnh lịch sử thời Đại thi hào sinh sống. Không chỉ thế, bộ phim cũng đề cập mối tình văn chương của ông với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Tuy là bộ phim tài liệu lịch sử văn hoá, nhưng với cách dàn dựng mới lạ, công phu, tỉ mỉ và chân thực đến từng chi tiết, phim "Đại thi hào Nguyễn Du” vô cùng sống động, lắng đọng và cuốn hút, dễ dàng mê hoặc người xem bởi tính giáo dục sâu sắc về giá trị văn hoá thuần Việt được hiển hiện rõ nét.
Bộ phim cũng tôn vinh di sản văn hóa Truyện Kiều; giúp người xem hiểu được những đóng góp to lớn cho đất nước của dòng họ Nguyễn - Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - dòng họ từng có 2 cha con làm đến chức tể tướng triều đình là Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Khản. Bên cạnh đó, xem "Đại thi hào Nguyễn Du” người xem thực sự bất ngờ với những chi tiết thú vị trong cuộc sống đời thường từ những thăng trầm của gia đình đến xã hội đôi khi rất đỗi bình dị…, nhưng tất cả đã hình thành nên nhân cách của một Đại thi hào - một Danh nhân Văn hoá thế giới Nguyễn Du.
Bộ phim là những lát cắt kể về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du từ khi sinh ra ở phường Bích Câu (Thăng Long) năm 1765, cho đến giai đoạn ông làm quan giữ chức Hữu Tham tri Bộ Lễ, dưới thời vua Gia Long và mất tại Huế, vào năm 1820.
Theo đại diện ê kíp sản xuất phim, TS Phạm Xuân Mừng cho biết, sau khi hoàn thành phần hậu kỳ, bộ phim đã được trình lên Bộ VHTTDL và được Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim ngắn xét duyệt, đến nay, sau 2 lần chỉnh sửa, phim "Đại thi hào Nguyễn Du” đã chính thức được Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) cấp phép phổ biến rộng rãi.
TS Phạm Xuân Mừng cũng cho biết: Thể hiện bằng hình thức phim tài liệu nghệ thuật mang tính hiện đại, giúp cho nội dung bộ phim không hề khiên cưỡng, khô cứng theo khuôn mẫu vốn thấy. Có thể với người dân Việt Nam, nhắc đến Truyện Kiều hay Đại thi hào Nguyễn Du thì không ai xa lạ.
Tuy nhiên, để hiểu được cuộc đời, sự nghiệp của Đại thi hào cũng như hoàn cảnh tác động đến sự ra đời của Truyện Kiều, hình thành nên những nhân vật quen thuộc như Thuý Kiều, Thúc Sinh, Từ Hải, Tú Bà, Hoạn Thư…. thì không phải ai cũng biết.
Theo kế hoạch, bộ phim tài liệu "Đại thi hào Nguyễn Du” dự kiến phát hành rộng rãi vào tháng 7/2021, và sẽ tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII, dự kiến tổ chức từ ngày 12 đến 16/9/2021, tại TP Huế.
Theo báo Đại đoàn kết
(HBĐT) - Cả dãy phố này luôn đánh giá "bà xã” anh là người năng động, nhanh nhạy, thức thời và cũng… hay thạo chuyện. Bà cập nhật nhanh tình hình trong nước, trong tỉnh, nhất là mấy vụ đánh ghen. Clips "8 phút” đâu đó trên mạng, hay các chuyện đầu làng, cuối phố từ nguồn quán nước vỉa hè đều được bà nhìn nhận từ mọi góc cạnh. Hôm nay, bà vừa từ ngoài phố về, gương mặt thật nghiêm trọng, thì thầm vào tai anh:
(HBĐT) - Cùng với tiếng nói, trang phục là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang đặc trưng rất dễ nhận biết của từng dân tộc, không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng riêng. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) đang dần bị mai một.
Vòng chung khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XV, năm 2020 đã khai mạc ngày 2/6, tại Hà Nội.
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng như đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định cho phép khai quật khảo cổ tại Điện Thái Hòa, thuộc Đại nội Huế, thành phố Huế.
Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và đón hè 2021, mảng sách dành cho thiếu nhi đã sôi động trở lại với những thông điệp khơi nguồn tri thức, giá trị nhân văn nhằm hướng trẻ em đến một mùa hè an toàn và ý nghĩa.
Mọi hoạt động biểu diễn nghệ thuật trực tiếp bị "đóng băng”, không có suất diễn, không có nguồn thu dẫn đến thiếu kinh phí chi trả cho diễn viên hợp đồng, gian nan trong việc giữ chân nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trẻ… Ðây là hàng loạt những khó khăn mà các đơn vị nghệ thuật sân khấu công lập đang phải đối mặt khi chống chọi với "cơn bão” Covid.