(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Sơn có 173 di tích, thắng cảnh đã được đưa vào kiểm đếm với các loại hình: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh. Việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích trên địa bàn huyện được quan tâm, nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo, phục dựng, góp phần vào công tác giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử địa phương, gắn quảng bá với phát triển du lịch.


Người dân xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên quét dọn, giữ gìn vệ sinh khuôn viên đình Khói.

Năm 2019, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đình Khói, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) được đầu tư phục dựng trên diện tích 1 ha, gồm nhà đình, khuôn viên, tường bao… với tổng nguồn vốn trên 6 tỷ đồng. Ngôi đình khang trang, uy nghi được dựng lên không chỉ phát huy những giá trị văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong vùng, mà còn trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương. Ông Quách Văn Tiến, người trông coi đình Khói chia sẻ: Sau thời gian dài bị gián đoạn, đầu năm 2020, lễ hội đình Khói được phục dựng và tổ chức định kỳ vào tháng giêng hàng năm. Việc phục dựng lễ hội đình Khói có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân Mường Khói nói riêng và Nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn nói chung. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của dân tộc Mường Lạc Sơn, cũng như đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, tín ngưỡng mang tính chất cộng đồng và giải trí của Nhân dân.

Là huyện có số di tích được xếp hạng đứng thứ 3 toàn tỉnh, với hệ thống di tích khá phong phú, gồm: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh. Trong những năm qua, huyện đã có những giải pháp tích cực trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, hành động của mỗi người về bảo tồn di tích. Các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian được bảo tồn, phát huy đúng tinh thần Luật Di sản văn hóa. Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích được thực hiện thường xuyên. Cùng với việc đầu tư của Nhà nước, huyện đẩy mạnh xã hội hoá việc tu bổ, tôn tạo di tích. Trong đó,  Nhân dân đóng góp tiền, ngày công, tôn tạo, sửa chữa một số hạng mục ở các di tích đền Trường Khạ, đền Cây Đa (thị trấn Vụ Bản), đền Băng (xã Ngọc Lâu), đền Mẫu (xã Vũ Bình), đình Khênh (xã Văn Sơn)… Anh Bùi Văn Khuyên, công chức văn hóa xã Vũ Bình (Lạc Sơn) cho biết: Trên địa bàn xã có 3 di tích, gồm: Đình Cổi, đình Cảng, đền Mẫu. Năm 2014, xã phục dựng đền Cổi, đến năm 2018 được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Từ nguồn ngân sách Nhà nước đã đầu tư tôn tạo di tích đình Cổi, đình Cảng khang trang hơn, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm tinh, tín ngưỡng của người dân địa phương và các vùng lân cận. Bà con có ý thức trong việc gìn giữ, bảo vệ, giữ vệ sinh khuôn viên xung quanh di tích.

Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo di tích, Phòng VH-TT huyện tiếp tục tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương có di tích làm tốt công tác quản lý, bảo vệ di tích. Huyện đang đề xuất giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục đầu tư, tôn tạo các di tích được xếp hạng đã bị xuống cấp, trong đó có di tích "Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu" xóm Bu Lọt, xã Tân Mỹ; đình Băng, xã Ngọc Lâu; hang Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa… Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử, văn hóa. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng.


Đỗ Hà

Các tin khác


Nỗ lực đưa nghệ thuật Tuồng đến giới trẻ

Trong số các bộ môn nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật Tuồng gặp khá nhiều khó khăn khi tiếp cận công chúng, đặc biệt là với giới trẻ. Để tìm cho mình một "cánh cửa” - dù là hẹp, nhiều năm qua Nhà hát Tuồng Việt Nam đã xây dựng các chương trình, tác phẩm để hướng tới những người trẻ.

Giữ tinh hoa văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống đồng bào dân tộc Mường, Thái trong tỉnh. Đến những bản Dao dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ ngồi tỉ mỉ thêu những chi tiết hoa văn thì ở các bản làng Mường, Thái lại níu giữ du khách với bóng dáng người phụ nữ ngồi bên khung cửi, bằng đôi tay khéo léo cho ra đời những sản phẩm độc đáo. Dệt thổ cẩm - tinh hoa văn hóa dân tộc vẫn luôn được trân trọng gìn giữ và nỗ lực bảo tồn dẫu trải qua những thăng trầm của lịch sử.

Dựng Đài kỷ niệm cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp tham gia quân ngũ, bảo vệ tổ quốc

Một Đài kỷ niệm sẽ được dựng lên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (334 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) bằng tiền đóng góp của các cựu chiến binh, cán bộ, giảng viên của hai trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (không dùng kinh phí của hai trường), theo quyết định của hiệu trưởng hai trường.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh

(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.

Huyện Kim Bôi tổ chức Ngày hội Thanh niên bản Dao năm 2021

(HBĐT) - Ngày 13/10, Huyện Đoàn Kim Bôi phối hợp với Tỉnh Đoàn và Đoàn xã Hùng Sơn tổ chức Ngày hội thanh niên bản Dao tại xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi). Tham gia ngày hội có đông đảo các ĐV-TN bản Dao thuộc các xã Vĩnh Tiến, Tú Sơn, Bình Sơn, Đú Sáng, Hùng Sơn.

Triển khai chương trình phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ VH-TT&DL

(HBĐT) - Chiều 12/10, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Bộ VH-TT&DL tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá công tác phối hợp về xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức, lao động, giai đoạn 2016 – 2021 và ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động công chức, viên chức, công nhân lao động (CC, VC, CNLĐ) xây dựng đời sống văn hóa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, giai đoạn 2021 – 2026. Dự hội nghị có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục