Một Đài kỷ niệm sẽ được dựng lên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (334 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) bằng tiền đóng góp của các cựu chiến binh, cán bộ, giảng viên của hai trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (không dùng kinh phí của hai trường), theo quyết định của hiệu trưởng hai trường.
Đài kỷ niệm "Sự kiện cán bộ, sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tham gia quân ngũ, bảo vệ Tổ quốc" dự kiến được xây dựng trong khuôn viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ở quận Thanh Xuân, Hà Nội với vị trí xây dựng ý nghĩa là nơi cố Hiệu trưởng Ngụy Như Kon Tum đứng trước hàng quân dặn dò, động viên cán bộ sinh viên lên đường nhập ngũ.
Đài kỷ niệm bằng đồng hình tháp bút đài nghiên in dáng những người lính sinh viên cao 1.596 cm, đặt trên bệ đá cao 1.100 cm giữa 4 bồn hoa nở 4 mùa. Đây là công trình tri ân nhiều thế hệ thầy trò của hai trường đã tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là đợt nhập ngũ đông nhất tháng 9/1971 với gần 400 thày trò hai trường cùng hàng vạn thày trò 33 trường đại học, cao đẳng miền Bắc khi ấy, mà nhiều người đã hy sinh trên nhiều nẻo đường Tổ quốc.
Đây là một trong những hoạt động nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và 77 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau một tuần vận động, nhiều cá nhân, nhóm từng học tại hai trường cùng bạn bè và các nhà hảo tâm đã nhiệt tâm góp sức ủng hộ công trình vào tài khoản Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mà nhà trường cho mượn để công khai, minh bạch. Xây dựng công trình sẽ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc khi Tổ quốc cần cho các thế hệ sinh viên hôm nay và mai sau, góp phần nhớ ơn bao thế hệ bộ đội Cụ Hồ đã chiến đấu, hy sinh vì đất nước Việt Nam thống độc lập, tự do ngày hôm nay. Đặc biệt, các cựu chiến binh thuộc Hội SV-CS 6971 đã góp sức góp công vận động sự chung tay rộng rãi.
Theo Nhandan
Tối 10/10, chương trình nghệ thuật "Khúc tráng ca Hà Nội” chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2021) diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Chương trình do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, dưới hình thức truyền hình trực tiếp, không có khán giả tham dự.
(HBĐT) - Từ một thư viện nhỏ của gia đình chị Nguyễn Thị Nhung ở tổ 1, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) đã gây dựng được một thư viện với hơn 1.000 đầu sách, thu hút hơn 40 độc giả nhí đến thường xuyên. Đến đây, các cháu quên đi những cám dỗ của máy tính, điện thoại thông minh… chìm vào trang sách khám phá thế giới. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn của những học trò ở thành phố đến khám phá thế giới văn học qua những trang sách.
(HBĐT) - Hòa Bình có 6 dân tộc chính là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông sinh sống, tạo nên sự phong phú về tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được đặc biệt quan tâm.
(HBĐT) Đã hơn 2 năm nay, câu lạc bộ (CLB) hát dân ca Mường Khói ở xóm Bái, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên tổ chức hát trong các dịp lễ hội, ngày rằm hoặc đơn giản chỉ trong cuộc gặp mặt của các thành viên.
(HBĐT) - Mai Châu là vùng đất hội tụ sinh sống của nhiều dân tộc anh em với những nét văn hóa đặc sắc. Trong đó, những bản làng của đồng bào dân tộc Thái còn lưu giữ nét sinh hoạt truyền thống trong nếp ăn, nếp ở, hoạt động văn hóa, văn nghệ luôn làm đắm say, thu hút du khách khi đến với thung lũng Mai Châu.
(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình. Sau bao thăng trầm, chiêng Mường đã được trân trọng lưu giữ và khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa người dân trong tỉnh.