(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.
Theo đó, mục tiêu
của Nghị quyết nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hóa của các thế hệ trước, làm
cho giá trị của các di sản thấm sâu, lan tỏa trong đời sống xã hội. Nghị quyết
đề ra mục tiêu đến năm 2025, tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật
thể Mo Mường trình UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hóa phi vật
thể cần được bảo vệ khẩn cấp; 30% di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc
tỉnh Hòa Bình được kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa; 50% di sản phi vật thể của
các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần được
bảo vệ; 70% hiện vật cổ vật bảo vật được quản lý trên phần mềm, tiến hành
số hóa quảng bá ra thế giới; 10% di tích lịch sử văn hóa được quảng bá, thu hút
đầu tư khai thác phục vụ du lịch.Đến năm 2030, 50% di sản văn hóa phi vật
thể các dân tộc được kiểm kê, sưu tầm, trong đó, lập hồ sơ 7 di sản văn
hóa phi vật thể đề nghị công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật
thể Quốc gia; đầu tư xây dựng 2 mô hình làng, bản văn hóa truyền thống gắn với
phát triển du lịch cộng đồng; 90% hiện vật cổ vật bảo vật được quản lý trên
phần mềm, tiến hành số hóa quảng bá ra thế giới; hỗ trợ bảo tồn 2 xóm, bản còn
giữ được nhà sàn truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng
đồng...
Từ những mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra 6 nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân
tộc; tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy giá
trị di sản văn hóa các dân tộc; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào
công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc; tuyên truyền
nâng cao nhận thức, tổ chức phổ biến truyền dạy các di sản văn hóa; đẩy mạnh
liên kết sản xuất hàng hóa công nghiệp văn hóa; huy động các nguồn lực cho công
tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc...
Nghị quyết của đã giao nhiệm vụ cho Đảng đoàn HĐND tỉnh; Ban cán sự Đảng UBND
tỉnh; cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp phối hợp triển khai thực hiện. Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy tăng cường công tác tuyên truyền; UBKT Tỉnh ủy kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Đỗ Hà(TH)
(HBĐT) - Từ một thư viện nhỏ của gia đình chị Nguyễn Thị Nhung ở tổ 1, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) đã gây dựng được một thư viện với hơn 1.000 đầu sách, thu hút hơn 40 độc giả nhí đến thường xuyên. Đến đây, các cháu quên đi những cám dỗ của máy tính, điện thoại thông minh… chìm vào trang sách khám phá thế giới. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn của những học trò ở thành phố đến khám phá thế giới văn học qua những trang sách.
(HBĐT) - Hòa Bình có 6 dân tộc chính là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông sinh sống, tạo nên sự phong phú về tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được đặc biệt quan tâm.
(HBĐT) Đã hơn 2 năm nay, câu lạc bộ (CLB) hát dân ca Mường Khói ở xóm Bái, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên tổ chức hát trong các dịp lễ hội, ngày rằm hoặc đơn giản chỉ trong cuộc gặp mặt của các thành viên.
(HBĐT) - Mai Châu là vùng đất hội tụ sinh sống của nhiều dân tộc anh em với những nét văn hóa đặc sắc. Trong đó, những bản làng của đồng bào dân tộc Thái còn lưu giữ nét sinh hoạt truyền thống trong nếp ăn, nếp ở, hoạt động văn hóa, văn nghệ luôn làm đắm say, thu hút du khách khi đến với thung lũng Mai Châu.
(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình. Sau bao thăng trầm, chiêng Mường đã được trân trọng lưu giữ và khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa người dân trong tỉnh.
(HBĐT) - Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và lưu giữ được một nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc. Các thế hệ người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt này.