(HBĐT) - Ngày 13/10, Huyện Đoàn Kim Bôi phối hợp với Tỉnh Đoàn và Đoàn xã Hùng Sơn tổ chức Ngày hội thanh niên bản Dao tại xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi). Tham gia ngày hội có đông đảo các ĐV-TN bản Dao thuộc các xã Vĩnh Tiến, Tú Sơn, Bình Sơn, Đú Sáng, Hùng Sơn.
Các đại biểu và ĐV-TN
tọa đàm tại Ngày hội.
Ngày hội Thanh niên bản Dao năm 2021 được tổ chức ngắn gọn,
thân mật với sự tham gia của các ĐV-TN tại các bản Dao trên địa bàn huyện Kim
Bôi. Tại ngày hội đã quyết định thành lập Câu lạc bộ Thanh niên bản Dao phát
triển kinh tế; mở gian hàng quần áo, nhu yếu phẩm 0 đồng phục vụ bà con nhân
dân xóm Bà Rà; tặng sách cho ĐV-TN, bà con trong xóm và tặng quà cho người có
uy tín cùng thanh niên các bản Dao.
Cũng tại ngày hội, đã tổ chức chương trình tọa đàm với thanh niên về các chủ
đề: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021-2030; công tác bồi dưỡng, rèn luyện và giới thiệu
đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng và kết nạp; xây dựng tổ chức đoàn, hội, đội
vững mạnh; triển khai các hoạt động sáng tạo trẻ trong thanh niên.
Trong chương trình tọa đàm, đại diện ĐV-TN tại các bản Dao đã đóng góp một số ý
kiến tâm huyết trong xây dựng tổ chức Đoàn cơ sở vững mạnh, thanh niên xung
kích phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời bày tỏ mong muốn được tổ chức Đoàn
các cấp tạo điều kiện hơn nữa để thanh niên có cơ hội phát triển kinh tế, làm
giàu cho bản thân và gia đình, từ đó đóng góp cho xã hội.
Ngày hội là dịp để ĐV-TN bản Dao các xã trên địa bàn huyện có cơ hội giao lưu,
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế và tham gia các hoạt động xung
kích vì cộng đồng. Từ đó củng cố và đẩy mạnh phong trào Đoàn tại địa phương
phát triển.
Khánh Linh
(HBĐT) - Hòa Bình có 6 dân tộc chính là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông sinh sống, tạo nên sự phong phú về tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được đặc biệt quan tâm.
(HBĐT) Đã hơn 2 năm nay, câu lạc bộ (CLB) hát dân ca Mường Khói ở xóm Bái, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên tổ chức hát trong các dịp lễ hội, ngày rằm hoặc đơn giản chỉ trong cuộc gặp mặt của các thành viên.
(HBĐT) - Mai Châu là vùng đất hội tụ sinh sống của nhiều dân tộc anh em với những nét văn hóa đặc sắc. Trong đó, những bản làng của đồng bào dân tộc Thái còn lưu giữ nét sinh hoạt truyền thống trong nếp ăn, nếp ở, hoạt động văn hóa, văn nghệ luôn làm đắm say, thu hút du khách khi đến với thung lũng Mai Châu.
(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình. Sau bao thăng trầm, chiêng Mường đã được trân trọng lưu giữ và khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa người dân trong tỉnh.
(HBĐT) - Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và lưu giữ được một nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc. Các thế hệ người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt này.
(HBĐT) - Nép mình bên dòng sông Đà, cạnh con suối Đúng, khu di tích lịch sử quốc gia Nhà tù Hoà Bình luôn chứng kiến sự đổi thay không ngừng, từng bước chuyển mình của TP Hòa Bình, cùng những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của tỉnh Hoà Bình.