Tối 26/10 tại quán Hà Nội Café ở trung tâm thành phố Tel Aviv (Israel) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh của nữ họa sĩ người Israel gốc Pháp, Jennifer Amouyal.

Chú thích ảnh

Nữ họa sĩ Jennifer Amuel (ảnh nhân vật cung cấp).

Triển lãm tranh mang tên WANDERLUST, do Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đồng tổ chức. Khách mời bao gồm Đại sứ các nước Châu Á Thái Bình Dương như Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... cùng đông đảo bạn bè Israel và quốc tế.

Họa sĩ Jennifer cho biết, lần đầu đặt chân đến Việt Nam cách đây 3 năm, cô đã có một tháng du lịch và tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng người H’Mông tại tỉnh Lào Cai. Nữ họa sĩ có ấn tượng sâu sắc, thậm chí "phải lòng” trước những khuôn mặt phụ nữ hồn hậu, hiếu khách. Những người dân địa phương dù không cùng chung ngôn ngữ nhưng đã dạy cô hát, chào đón cô như một thành viên trong gia đình. Trở về Israel, những tác phẩm về những người phụ nữ nơi vùng đất còn nhiều khó khăn đó lần lượt ra đời.  

 "Lần đầu tiên tới Việt Nam, tôi rất ấn tượng bởi con người và văn hoá nơi đây. Đặc biệt, trong những ngày đi khám phá văn hoá của người H’Mông, tôi thực sự được truyền nguồn cảm hứng và sinh lực mới từ những người dân địa phương. Những bộ trang phục dân tộc sặc sỡ và vẻ đẹp rực rỡ của các cô gái H’Mông thực sự làm tôi choáng ngợp”, họa sĩ Jennifer nói.

Chú thích ảnh

Bức họa "H’Mông Flower” của họa sĩ Jennifer Amouyal.

Nổi bật trong triển lãm là những bức tranh về Vịnh Hạ Long, về người lao động nông thôn, những cô gái H’Mông… bằng chất liệu acrylic trên vải, thể hiện nét đẹp của người phụ nữ H’Mông trong trang phục truyền thống. Một số tác phẩm được thể hiện bằng vật liệu và kỹ thuật mới, vàng lá dát trên giấy in báo bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hebrew, thể hiện cá tính và phong cách ngày càng tự do của nữ họa sĩ.

Bà Đặng Tú Anh, Phu nhân Đại sứ Việt Nam tại Israel cho rằng các tác phẩm của họa sĩ Jennifer phản ánh mối liên hệ sâu sắc của cô với những người mà cô đã gặp trong chuyến hành trình tới Việt Nam, đưa người xem vào con đường huyền bí của nền văn hóa, con người và lịch sử phong phú thông qua cách thể hiện màu sắc đầy sáng tạo. Hy vọng thông qua các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Jennifer, người xem có thể khám phá đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Israel cũng như với bạn bè quốc tế.

Họa sĩ Jennifer cho biết cô luôn có ước mơ được đóng góp cho cộng đồng. Sau triển lãm này, cô sẽ dành một phần doanh thu từ số tiền bán tranh để quay trở lại Việt Nam mua sách vở tặng cho trẻ em và hỗ trợ những phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai. Kể từ khi trở về Israel, cô luôn mong ngóng sẽ sớm được trở lại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Jennifer bắt đầu vẽ tranh đến với thế giới nghệ thuật ở tuổi đôi mươi, khi cuộc sống trải qua giai đoạn khó khăn và cô tranh thủ thời gian để bắt đầu vẽ tranh. Sau đó, cô theo học tại Trường Nghệ thuật Hiện đại ở Paris. Kể từ khi chuyển đến Israel sinh sống năm 2014, các tác phẩm của Jennifer chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa và xã hội Israel, tự do và khoáng đạt hơn. Cô tự cho phép mình đi lệch khỏi các dòng nghệ thuật chính và tách ra khỏi các nghệ sĩ hoặc các quy tắc trong nghệ thuật địa phương.

                                                                 Theo báo Tin tức

Các tin khác


Xã Nhân Nghĩa: Giữ bản sắc văn hóa nhà sàn Mường

(HBĐT) - Kiến trúc nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường với vật liệu truyền thống bằng gỗ, tuy nhiên, trải qua thời gian bị xuống cấp, mối mọt, cột kèo gỗ để dựng nhà cũng khan hiếm, không được khai thác. Với giá thành rẻ hơn, chất lượng bền, đẹp không kém những nhà sàn truyền thống, người dân xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã lựa chọn xây nhà sàn bê tông thay nhà sàn gỗ, góp phần bảo vệ môi trường, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.

Huyện Lương Sơn: Nỗ lực gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 3 đồng bào dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 64% dân số. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương và các tầng lớp Nhân dân, bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở vùng cửa ngõ của tỉnh được lưu giữ, phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc đưa hoạt động văn hóa, giải trí trở lại

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Bộ đã có hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Huyện Lạc Sơn: Bảo tồn, phát huy giá trị di tích

(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Sơn có 173 di tích, thắng cảnh đã được đưa vào kiểm đếm với các loại hình: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh. Việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích trên địa bàn huyện được quan tâm, nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo, phục dựng, góp phần vào công tác giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử địa phương, gắn quảng bá với phát triển du lịch.

Lưu giữ và phát triển văn hóa Tày cổ ở Tiên Thành, Cao Bằng

Bản Giuồng là một làng cổ của người Tày ở xã Tiên Thành, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Những ngôi nhà sàn độc đáo, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, những giá trị văn hóa truyền thống được giữ nguyên vẹn đã tạo sức hút cho du khách khi đến khám phá làng du lịch cộng đồng bản Giuồng

Lập hồ sơ 2 di sản văn hóa tiêu biểu đệ trình UNESCO

Thủ tướng đồng ý triển khai lập Hồ sơ di sản đối với 2 di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật Chèo Đồng bằng sông Hồng và Võ cổ truyền Bình Định, đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục