(HBĐT) - Kiến trúc nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường với vật liệu truyền thống bằng gỗ, tuy nhiên, trải qua thời gian bị xuống cấp, mối mọt, cột kèo gỗ để dựng nhà cũng khan hiếm, không được khai thác. Với giá thành rẻ hơn, chất lượng bền, đẹp không kém những nhà sàn truyền thống, người dân xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã lựa chọn xây nhà sàn bê tông thay nhà sàn gỗ, góp phần bảo vệ môi trường, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.


Căn nhà sàn bê tông khang trang, nổi bật là niềm tự hào của gia đình anh Bùi Văn Dương, xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). 

Căn nhà sàn bê tông khang trang mới khánh thành đầu năm 2021 của anh Bùi Văn Dương với tổng chi phí xây dựng gần 1 tỷ đồng là căn nhà đẹp nhất xóm Vó Trên. Căn nhà sàn rộng 80 m2 với đầy đủ tiện nghi là niềm tự hào của gia đình. Anh Dương cho biết: "Trước kia, cả gia đình 3 thế hệ đều ở trong căn nhà sàn gỗ truyền thống, nhưng căn nhà đã quá cũ, nhiều chỗ bị hỏng, mối mọt không có vật liệu để thay thế. Tôi quyết định dành số tiền tiết kiệm xây nhà sàn bê tông thật đẹp. So với nhà tầng hiện đại, nhà sàn bê tông khá thoáng mát, vững chãi và vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống, gia đình tôi ai nấy đều rất hài lòng”.

Anh Bùi Văn Thơm, Trưởng xóm Vó Trên cho biết: "Hiện, 70/201 hộ trong xóm đã xây dựng nhà sàn bê tông thay vì xây nhà tầng theo kiến trúc hiện đại. Với chi phí 400 - 500 triệu đồng có thể xây một căn nhà khang trang, rộng rãi với tuổi thọ lâu dài. Khi nhận thấy việc xây dựng nhà sàn bê tông không chỉ bảo tồn nét văn hóa dân tộc, nếp sinh hoạt truyền thống, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiều chi phí so với xây dựng nhà tầng mà vẫn thoáng mát, tiện lợi, nhiều hộ đã hưởng ứng làm theo”.

Đi dọc các con đường xóm Vó Trên, Vó Giữa, Bui… nơi đâu cũng thấp thoáng những căn nhà sàn sơn màu giả gỗ mái đỏ, tô điểm đậm đà nét văn hóa dân tộc Mường. Được biết, tỷ lệ nhà sàn bê tông trên địa bàn xã đạt gần 60%. Chi phí xây dựng mỗi nhà thường dao dộng từ 400 - 600 triệu đồng, hộ có điều kiện xây căn nhà sàn cả tỷ đồng, đều do đội thợ xây chuyên làm nhà sàn bê tông trong xã thi công. Không chỉ là những căn nhà 3 gian, 2 chái truyền thống, hộ có điều kiện mở rộng đến 5 - 6 gian, nhiều buồng ngủ, công trình phụ khép kín, bếp hiện đại. Sinh hoạt trong nếp nhà sàn, kết cấu bê tông, cột kèo vững chắc giữa vườn cây đơm hoa, kết trái, tiện nghi ti vi, tủ lạnh, điều hòa đầy đủ làm cuộc sống bản Mường thêm ấm no. 

Đồng chí Bùi Lý Tưởng, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Việc gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống, trong đó có kiến trúc nhà sàn được xã đặc biệt quan tâm. Công tác bảo vệ rừng được đặt lên hàng đầu, nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng nhà sàn gỗ truyền thống ngày càng hạn chế, do đó, việc xây dựng nhà sàn bê tông là rất thiết thực. Xã đã tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn bản sắc văn hóa, xây nhà sàn bê tông thay vì xây nhà tầng kiến trúc hiện đại, được đông đảo người dân hưởng ứng. Nhà sàn bê tông được xây dựng kết hợp cải tạo bể chứa nước, nhà tiêu hợp vệ sinh, di dời chuồng trại xa khỏi nơi ở. Hướng tới xây dựng xã Nhân Nghĩa trở thành đô thị loại V vào năm 2025, việc phát huy các giá trị truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa, cải tạo môi trường sống của người dân rất cần thiết”.

Xã Nhân Nghĩa có trên 90% đồng bào dân tộc Mường sinh sống, xã vẫn còn nhiều nhà sàn gỗ truyền thống đã xuống cấp, nhà tạm, việc xây dựng nhà sàn bê tông thoáng mát, không bó buộc trong kiến trúc nhà tầng đem lại nhiều tiện ích, giữ gìn bản sắc văn hóa, tô điểm thêm nét trù phú khu vực trung tâm vùng Cộng Hòa.


Hoàng Anh


Các tin khác


Lập hồ sơ 2 di sản văn hóa tiêu biểu đệ trình UNESCO

Thủ tướng đồng ý triển khai lập Hồ sơ di sản đối với 2 di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật Chèo Đồng bằng sông Hồng và Võ cổ truyền Bình Định, đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Phát hành tác phẩm về các bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Italy

Dịch giả Sandra Scagliotti bày tỏ tự hào khi góp phần chuyển tải trọn vẹn ý nghĩa các thông điệp và sự "trang trọng, phẩm giá” trong mỗi bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với độc giả tại Italy.

Kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ tại Sở Văn hóa, thể thao và du lịch

(HBĐT) - Ngày 19/10, đoàn kiểm tra số 2 BCĐ thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) của Tỉnh ủy do đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh đã kiểm tra việc thực hiện QCDC tại Sở VH-TT&DL.

Nỗ lực đưa nghệ thuật Tuồng đến giới trẻ

Trong số các bộ môn nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật Tuồng gặp khá nhiều khó khăn khi tiếp cận công chúng, đặc biệt là với giới trẻ. Để tìm cho mình một "cánh cửa” - dù là hẹp, nhiều năm qua Nhà hát Tuồng Việt Nam đã xây dựng các chương trình, tác phẩm để hướng tới những người trẻ.

Giữ tinh hoa văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống đồng bào dân tộc Mường, Thái trong tỉnh. Đến những bản Dao dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ ngồi tỉ mỉ thêu những chi tiết hoa văn thì ở các bản làng Mường, Thái lại níu giữ du khách với bóng dáng người phụ nữ ngồi bên khung cửi, bằng đôi tay khéo léo cho ra đời những sản phẩm độc đáo. Dệt thổ cẩm - tinh hoa văn hóa dân tộc vẫn luôn được trân trọng gìn giữ và nỗ lực bảo tồn dẫu trải qua những thăng trầm của lịch sử.

Dựng Đài kỷ niệm cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp tham gia quân ngũ, bảo vệ tổ quốc

Một Đài kỷ niệm sẽ được dựng lên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (334 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) bằng tiền đóng góp của các cựu chiến binh, cán bộ, giảng viên của hai trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (không dùng kinh phí của hai trường), theo quyết định của hiệu trưởng hai trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục