(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 3 đồng bào dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 64% dân số. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương và các tầng lớp Nhân dân, bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở vùng cửa ngõ của tỉnh được lưu giữ, phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.


Trang phục truyền thống dân tộc Mường được người dân thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, các dịp lễ hội và sự kiện văn hóa.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hình, xóm Rổng Cấn, xã Lâm Sơn luôn đau đáu giữ gìn và phát huy giá trị của chiêng Mường. Là một trong số ít nghệ nhân nắm giữ kỹ thuật đánh chiêng, bà luôn mong muốn có thể xây dựng thế hệ nghệ nhân trẻ, nòng cốt, làm lực lượng kế cận trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa chiêng Mường. Do đó, những năm gần đây, cùng với nỗ lực của các ngành, đơn vị và địa phương, bà tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của xã, huyện. Đến nay, bà Hình đã truyền dạy kỹ năng đánh chiêng cho khoảng hơn 100 người cả trong làng, ngoài xã. 

Những năm qua, UBND huyện đã phối hợp các ngành, đoàn thể triển khai nhiều chương trình, hoạt động, đề án nhằm bảo vệ, giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc Mường... Theo đó, phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh, lấy các đội văn nghệ là nhân tố tuyên truyền, khơi lại nét đẹp truyền thống của trang phục, dân ca, chiêng Mường... Mỗi năm, vào các kỳ hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng, các đội văn nghệ được tạo điều kiện tham gia dự thi để lan tỏa, phát huy những yếu tố bản sắc văn hóa qua các tiết mục, trang phục biểu diễn. 

Ngành văn hóa huyện xây dựng kế hoạch tập huấn cho các đội văn nghệ với từng chủ đề khác nhau qua từng năm. Từ năm 2019 đến nay, đã có gần 850 người được phổ biến, hướng dẫn các làn điệu dân ca, điệu múa, trình tấu chiêng Mường. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, trọng tâm của huyện là phát triển các giá trị đời sống tinh thần, điển hình như chiêng Mường, trang phục dân tộc, dân ca Mường. Thông qua các lớp tập huấn kỹ năng được tổ chức theo từng chủ đề, nhiều đội văn nghệ từ không có kiến thức cơ bản đã phát huy tốt năng lực, giúp lan tỏa được những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống đến từng thôn, xóm trên địa bàn. 

Cùng với đó, môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa được địa phương quan tâm. Nhiều xã, thị trấn chú trọng xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh. Công tác giáo dục chính trị, truyền thống yêu nước, bồi dưỡng đạo đức, lối sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức... được triển khai sâu rộng, gắn với xây dựng NTM.
Với những nỗ lực thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm bản sắc dân tộc đã được bảo vệ, phát huy. Hiện, toàn huyện có trên 780 di sản văn hóa phi vật thể; 146 đội văn nghệ ở các xã, thị trấn. Qua 10 năm xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có khoảng 75% làng, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa.


Thu Hằng

Các tin khác


Phát hành tác phẩm về các bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Italy

Dịch giả Sandra Scagliotti bày tỏ tự hào khi góp phần chuyển tải trọn vẹn ý nghĩa các thông điệp và sự "trang trọng, phẩm giá” trong mỗi bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với độc giả tại Italy.

Kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ tại Sở Văn hóa, thể thao và du lịch

(HBĐT) - Ngày 19/10, đoàn kiểm tra số 2 BCĐ thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) của Tỉnh ủy do đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh đã kiểm tra việc thực hiện QCDC tại Sở VH-TT&DL.

Nỗ lực đưa nghệ thuật Tuồng đến giới trẻ

Trong số các bộ môn nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật Tuồng gặp khá nhiều khó khăn khi tiếp cận công chúng, đặc biệt là với giới trẻ. Để tìm cho mình một "cánh cửa” - dù là hẹp, nhiều năm qua Nhà hát Tuồng Việt Nam đã xây dựng các chương trình, tác phẩm để hướng tới những người trẻ.

Giữ tinh hoa văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống đồng bào dân tộc Mường, Thái trong tỉnh. Đến những bản Dao dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ ngồi tỉ mỉ thêu những chi tiết hoa văn thì ở các bản làng Mường, Thái lại níu giữ du khách với bóng dáng người phụ nữ ngồi bên khung cửi, bằng đôi tay khéo léo cho ra đời những sản phẩm độc đáo. Dệt thổ cẩm - tinh hoa văn hóa dân tộc vẫn luôn được trân trọng gìn giữ và nỗ lực bảo tồn dẫu trải qua những thăng trầm của lịch sử.

Dựng Đài kỷ niệm cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp tham gia quân ngũ, bảo vệ tổ quốc

Một Đài kỷ niệm sẽ được dựng lên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (334 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) bằng tiền đóng góp của các cựu chiến binh, cán bộ, giảng viên của hai trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (không dùng kinh phí của hai trường), theo quyết định của hiệu trưởng hai trường.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh

(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục