(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 360 cơ sở tín ngưỡng. Trong đó, 47 tín ngưỡng đã được xếp hạng, 76 cơ sở tín ngưỡng được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê và 237 cơ sở tín ngưỡng chưa được xếp hạng, chưa được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê. Phần lớn các cơ sở tín ngưỡng đều có quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ, một số mới được khôi phục lại trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Đối tượng được thờ cũng trong các cơ sở tín ngưỡng tương đối đa dạng, có nơi thờ thần trong tự nhiên như thổ công, thổ địa, thần rừng…, có nơi thờ Mẫu, thờ người có công với đất nước, cộng đồng…

 


Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh chấp hành đầy đủ quy định pháp luật và chủ trương, chính sách của địa phương. Ảnh chụp tại đền Thác Bờ, xã Thung Nai (Cao Phong).

Về tôn giáo, trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo với tổng số tín đồ trên 48 nghìn người. Các tín đồ tôn giáo chiếm 5,9% dân số toàn tỉnh, hầu hết là dân tộc Mường, Kinh. Các tôn giáo đã có mặt trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố; 99/151 xã, phường, thị trấn. 

Đồng chí Ngô Xuân Thu, Trưởng phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) cho biết: Sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (TN, TG) và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TN, TG được ban hành, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật TN, TG, đồng thời chỉ đạo UBND huyện, thành phố, các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện tại địa phương, trong đó chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật và nghị định. Các cấp, các ngành tổ chức 593 lớp bồi dưỡng, hội nghị tuyên truyền, phổ biến cho trên 27 nghìn lượt cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành… Ngoài ra, phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng, các buổi họp thôn, tổ dân phố, hội thảo, hội thi tìm hiểu luật…

Trong công tác quản lý, UBND tỉnh chỉ đạo, giao cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực TN, TG để đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với quy định của luật. UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa Sở VH-TT&DL với Sở Nội vụ trong quản lý hoạt động TN, TG trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan chức năng của tỉnh hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng hoạt động theo quy định của pháp luật, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phong tục tập quán địa phương, ngăn ngừa các hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Từ năm 2018 đến nay đã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho 3 điểm nhóm (1 điểm nhóm đạo Công giáo và 2 điểm nhóm đạo Phật); thành lập 3 tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của luật (Giáo xứ Vụ Bản, giáo họ Lương Sơn thuộc Tổng giáo phận Hà Nội và giáo họ Thịnh Lang thuộc Giáo xứ Hòa Bình). Chấp thuận đổi tên 2 tổ chức tôn giáo trực thuộc là Ban trị sự Giáo hội  Phật giáo Việt Nam TP Hòa Bình và Giáo xứ Mường Cắt, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Tiếp nhận và chấp thuận theo thẩm quyền 2 trường hợp phong phẩm chức sắc; chấp thuận đăng ký bổ nhiệm 14 chức việc. Hàng năm, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác nội vụ, trong đó có công tác TN, TG tại các địa phương, đơn vị liên quan, qua đó kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc để điều chỉnh, bổ sung, đồng thời hướng dẫn các cơ quan, địa phương, tổ chức tôn giáo thực hiện đúng quy định của luật và nghị định. 

Sau 3 năm thi hành Luật TN, TG và Nghị định số 162/NĐ-CP, tình hình TN, TG trên địa bàn tỉnh ổn định. Đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức đối với vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo của đồng bào có đạo, Nhân dân, tín đồ thuộc các tôn giáo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết chấp hành các quy định của địa phương, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cả về vật chất, tinh thần; chức sắc, chức việc các tôn giáo chấp hành đầy đủ quy định pháp luật và những chủ trương, chính sách của địa phương; không có hành vi kích động tín đồ, phật tử chống đối hoặc cầu nguyện, ủng hộ các hành vi cực đoan vi phạm pháp luật.

Việt Lâm

Các tin khác


Ra mắt bản dịch tiếng Nga vở kịch “Chén thuốc độc”

Viện Đông phương học cổ điển và Văn minh cổ đại thuộc Đại học nghiên cứu quốc gia "Trường Kinh tế cao cấp” (LB Nga) vừa tổ chức trực tuyến buổi giới thiệu bản dịch tiếng Nga vở kịch nói "Chén thuốc độc” của nhà viết kịch Vũ Đình Long, do dịch giả Igor Britov chuyển ngữ.

Huyện Yên Thủy: Xây dựng 4 mô hình “Làng văn hóa - quốc phòng”

(HBĐT) - Từ năm 2009, khi bắt đầu thực hiện mô hình "Làng, bản văn hoá, QP-AN” ở địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu vực phòng thủ huyện, đến nay, Ban CHQS huyện Yên Thủy đã tổ chức triển khai xây dựng được 4 mô hình, gồm: 2 mô hình "Làng, bản văn hoá - quốc phòng” tại xóm Tân Phúc, xã Bảo Hiệu và phố Khang Chóng, thị trấn Hàng Trạm; 2 mô hình "Làng, bản văn hoá, QP-AN” tại xóm Đại Đồng và xóm Thung, xã Ngọc Lương.

Họp báo phát động Cuộc thi ảnh báo chí “Nét đẹp Hòa Bình” trên Báo Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 25/10, Báo Hòa Bình tổ chức họp báo phát động Cuộc thi ảnh báo chí "Nét đẹp Hòa Bình” lần thứ I trên Báo Hòa Bình năm 2022. Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình chủ trì họp báo. Tham dự có các cơ quan báo chí trong tỉnh.

"Ánh sáng tâm hồn" trong cuộc chiến chống dịch

Tối 20/10, tổ khúc múa đặc biệt mang tên "Ánh sáng tâm hồn" đã chính thức ra mắt công chúng trên nền tảng trực tuyến. Ðây là công trình nghệ thuật đầy tâm huyết được nghệ sĩ múa hai miền nam, bắc thực hiện trong suốt những ngày giãn cách xã hội vừa qua, như lời tri ân sâu sắc gửi tới lực lượng tuyến đầu, đồng thời ngợi ca tình người trong đại dịch.

Xã Nhân Nghĩa: Giữ bản sắc văn hóa nhà sàn Mường

(HBĐT) - Kiến trúc nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường với vật liệu truyền thống bằng gỗ, tuy nhiên, trải qua thời gian bị xuống cấp, mối mọt, cột kèo gỗ để dựng nhà cũng khan hiếm, không được khai thác. Với giá thành rẻ hơn, chất lượng bền, đẹp không kém những nhà sàn truyền thống, người dân xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã lựa chọn xây nhà sàn bê tông thay nhà sàn gỗ, góp phần bảo vệ môi trường, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.

Huyện Lương Sơn: Nỗ lực gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 3 đồng bào dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 64% dân số. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương và các tầng lớp Nhân dân, bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở vùng cửa ngõ của tỉnh được lưu giữ, phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục