(HBĐT) - Không biết có tự bao giờ, bánh tôm Hồ Tây tồn tại mãi với thời gian, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hà Nội. Ngon, lạ, thanh tao, có sức hút với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với Thủ đô yêu dấu.


Nhà hàng bánh tôm Hồ Tây trên đường Thanh Niên, quận Tây Hồ (Hà Nội).

Vào những ngày đầu đông, gió se lạnh, có dịp trở về Hà Nội, thả bộ trên đường Cổ Ngư xưa, đường Thanh Niên thơ mộng, chúng tôi rủ nhau ra Hồ Tây để thưởng thức món bánh tôm nổi tiếng. Bây giờ, bánh tôm hồ Tây đã có mặt ở nhiều nơi, nhưng phải đến với hồ Tây thưởng thức loại bánh mang dư vị của một mảnh đất với bao gió sương cùng những miền ký ức xưa còn đọng lại.

Thời sinh viên cách đây trên chục năm, chúng tôi đã có dịp thưởng thức bánh tôm hồ Tây. Cô bạn thân người Thủ đô đưa chúng tôi đến 1 quán sát ven hồ, thưởng thức món bánh tôm ngon đúng điệu trên đường Thanh Niên. Thưởng thức một lần rồi nhớ mãi không quên vừa ngon, thơm giòn gắn với khung cảnh, văn hóa người Hà Nội.

Ngày nay, theo nhu cầu cũng như sở thích của nhiều người mà bánh tôm Hồ Tây không chỉ là món đặc sản của riêng Hà Nội mà đã có mặt ở nhiều nơi. Nhưng dù đi bất cứ đâu, món ăn vẫn mang dư vị của một mảnh đất với những miền ký ức xưa còn đọng lại trong đó. Món bánh tôm Hồ Tây được bán nhiều và đông khách nhất vẫn phải kể đến nhà hàng nằm ở vị trí được coi là đẹp nhất Hà Nội, trên chính con đường Thanh Niên. Nhà hàng luôn đông khách vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và cũng được coi là nơi lý tưởng để vừa thưởng thức món ngon này, vừa có thể thả mình thư giãn theo những làn gió ven Tây Hồ. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách đến thưởng thức giảm hơn trước, cũng để đảm bảo khoảng cách an toàn.

Bánh tôm Hồ Tây ngon không phải bởi nguyên liệu đắt tiền mà bởi chính sự khéo tay cùng tấm lòng của người Hà Nội. Tôm để làm món ngon này phải là tôm được đánh bắt từ Hồ Tây mới đem lại cho người thưởng thức cảm giác chắc thịt, ngọt ngào mà không đâu có thể tìm thấy. Thông thường, bánh tôm Hồ Tây chỉ có tôm chiên cùng một lớp vỏ bánh giòn tan, nhưng cũng có một số nơi ở Hà Nội người ta thêm khoai lang thái sợi vào món ăn này để tạo sự khác biệt trong mùi vị cũng như sự thay đổi của món ăn qua thời gian. Bánh tôm được chiên ngập dầu và khi ngả màu vàng cánh gián là đã có thể thưởng thức. Mùi vị thơm ngậy của tôm, giòn giòn của lớp bánh hòa cùng một chút chua chua, cay cay của nước chấm càng làm cho món ngon nổi tiếng của Hà Nội càng thêm phần hấp dẫn. Món ăn này thích hợp cho cả 4 mùa, nhưng có lẽ thích hợp nhất cho những ngày trở lạnh, Hà Nội vào đông. Những cơn mưa phùn hay những ngày nắng bất chợt, ngồi bên Tây Hồ, thưởng thức bánh tôm Hồ Tây thì quả là một thú vui xua tan bao mệt mỏi ngày thường. Bánh tôm Hà Nội ngon nhất là thưởng thức khi bánh còn nóng bởi lúc đó bánh vẫn giữ được độ giòn, tôm cũng không bị tanh như khi để nguội. Ăn kèm với bánh tôm còn có nước chấm, dưa góp và một ít rau sống, có thể thêm bún rối và rất hợp với bia, sẽ cảm thấy lâng lâng chếnh choáng giữa không gian đất trời phủ Tây Hồ.

Tinh hoa ẩm thực Hà Nội có nhiều món ngon, nhưng bánh tôm Hồ Tây như một sự kết tinh, một nét đẹp ẩm thực đã có từ lâu đời của những con người yêu thích sự mới mẻ nhưng cũng không kém phần cổ xưa. Dạo qua những con phố, ngắm nhìn quang cảnh Hà Nội phồn hoa và thưởng thức món bánh tôm chiên giòn, nóng nổi đã trở thành niềm vui của nhiều thực khách khi đến với nơi đây. Có lẽ bởi vậy khách đến với Hà Nội thưởng thức bánh tôm Hồ Tây một lần và nhớ mãi, người Hà Nội đi xa nhớ về món ăn đặc sắc của quê hương ngàn năm văn hiến.

Linh Trang


Các tin khác


Chuyển động mới trong phong trào văn nghệ quần chúng ở Mường Thàng

(HBĐT) - Dẫu đang hòa cùng nhịp sống hiện đại với công nghệ giải trí nghe, nhìn, nhưng hoạt động văn hóa, văn nghệ vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân. Xác định rõ điều này, những năm qua, huyện Cao Phong không ngừng chăm lo nâng cao chất lượng phong trào văn nghệ quần chúng.

Độc đáo lễ mát nhà của người Mường

(HBĐT) - Trong tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2021 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), cộng đồng làng Mường đã tổ chức lễ mát nhà của dân tộc Mường Hòa Bình. Đây là một trong những lễ truyền thống độc đáo của người Mường Hòa Bình.

Chính phủ phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 2013/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030.

Nhiều phát hiện và thành quả nghiên cứu mới về khảo cổ học

Ngày 30/11, tại Ninh Bình, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 56 - năm 2021.

Bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa, thể thao và truyền thông năm 2021

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ văn hóa, thể thao và truyền thông (VH-TT&TT) năm 2021 hơn 50 học viên là phó chủ tịch UBND xã, cán bộ văn hóa, đại diện Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên các xã, thị trấn; cán bộ Phòng VH-TT, Trung tâm VH-TT&TT huyện.

Mô hình câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa Ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Công tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã, đang được huyện Tân Lạc đặc biệt quan tâm, thực hiện lồng ghép trong các phong trào, cuộc vận động lớn như Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Chung sức xây dựng nông thôn mới… Trên địa bàn đã thành lập, duy trì một số câu lạc bộ (CLB) bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thành phần tham gia CLB ngày càng đa dạng, từ người cao tuổi, phụ nữ, nông dân, thanh thiếu niên…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục