(HBĐT) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời tại khu rừng Trần Hưng Đạo tỉnh Cao Bằng. Buổi đầu có 34 chiến sĩ với 34 khẩu súng trường, súng kíp. Chỉ huy các anh là đồng chí Võ Nguyên Giáp.

Ra đời được 3 ngày, các anh đã   làm cuộc tập kích đánh địch. Ngày 25 đánh đồn Phai Khắt, ngày 26 đánh đồn Nà Ngần.
Trận đầu của các Anh làm quân địch hoang mang bỏ chạy. Trận Phai Khắt Nà Ngần quân ta thắng lợi, thu được vũ khí của địch. Tinh thần các anh hứng khởi, thừa thắng tiến lên chỉnh quân, rèn luyện củng cố lực lượng Thu Đông năm 1950, chiến dịch Biên giới mở ra. Bác Hồ ra trận thị sát động viên tinh   thần. Các anh lại tràn đầy khí thế của    đội quân Cách mạng. Chiến thắng đã cổ vũ các anh, lực lượng phát triển liên tục các chiến dịch Hà Nam Ninh, chiến dịch Hòa Bình.
Chiến thắng nào các anh cũng được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Các anh dũng mạnh với hình ảnh: Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo/ Núi không đè nổi vai vươn tới/ Lá ngụy trang reo với gió đèo 
(Tố Hữu)
Các anh lại lên Tây Bắc với khí thế của anh Bộ đội Cụ Hồ mở chiến dịch Điện Biên.
Chín năm lại một Điện Biên
Nên vòng hoa đỏ, nên thiên sử vàng
Chiến dịch Điện Biên thắng lợi, các anh lại đi mở nông trường sản xuất chăn nuôi với tinh thần "Thực túc, binh cường”. Đất nước được giải phóng một nửa, kẻ thì lại bội ước nhằm phá hoại miền Bắc tiến lên CNXH.
Trước tình hình đó, các anh lại xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, với tinh thần đâu có giặc là ta cứ đi. Các anh đã nằm gai nếm mật với Trường Sơn, được Trường Sơn chở che. Có thể nói, mọi người dân Việt Nam đều có một kỷ niệm sâu sắc với Trường Sơn. Các anh cùng cả nước dồn sức cho miền Nam với tinh thần dũng cảm, kiên cường, bám lấy thắt  lưng địch mà đánh.
Cuộc kháng chiến đến giai đoạn ác liệt. Trận thắng cuối cùng Chiến dịch      Hồ Chí Minh thắng lợi, ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối:
Đầu trời đỉnh ngất Hà Giang
Cà Mau cuối đỉnh mở màng phù sa
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào
(Lê Anh Xuân)
Non sông gấm vóc vừa trải qua những năm chiến tranh ác liệt, các anh chưa được nghỉ ngơi lại tiếp tục vai trò lịch sử đánh bọn xâm lược phía Nam, phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế...
Những ngày tháng vừa qua, trong cơn đại dịch Covid-19 các anh đến các vùng dịch tiếp sức cho dân, lập trạm kiểm soát đến từng nhà tiếp tế lương thực, thực phẩm. Việc gì cần là có các anh. Các anh để lại trong dân một tình cảm bền chặt: Anh đến bà con thương/ Anh đi bà con nhớ.
Chưa có đâu trên trái đất này người dân gọi các anh là Bộ đội Cụ Hồ với tấm lòng trìu mến thân thương.
77 năm vẻ vang, bước chân các anh vẫn mãi mãi bước trên con đường trường chinh vạn dặm.

Văn Song (TTV)

Các tin khác


Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cần phát triển đúng hướng, đúng tầm

Sáng 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với lãnh đạo Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam và các cơ quan liên quan để nghe báo cáo về tình hình một số đề án, chương trình phát triển văn học nghệ thuật trong giai đoạn mới, hướng tới kỷ niệm 90 năm Quốc khánh (1945-2035) và 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2030). Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Giữ hoa văn đất Mường

(HBĐT) - "Là gái Mường, em chẳng rực rỡ đâu/E ấp hoa văn ẩn mình trong áo đẹp/ Nếp váy em buông hoa văn em lúng liếng/ Khuôn ngực em giữ hoa văn đất Mường…” - đó là những câu từ mộc mạc trong bài hát "Em là hoa văn đất Mường” của nhạc sĩ Quách Vin, phổ thơ Xuân Lý. Mộc mạc thôi nhưng cũng đủ để tôn lên giá trị của bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường (gọi là váy Mường). Nghe câu hát, những cô gái Mường thêm yêu, thêm tự hào về bộ trang phục truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn nghệ thuật múa Keeng Loóng dân tộc Thái huyện Mai Châu

(HBĐT) - Nói đến người Thái ở huyện vùng cao Mai Châu thì Keeng Loóng là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây, đặc biệt trong các dịp lễ hội như: Lễ mừng cơm mới, lễ Xên bản, Xên mường, lễ Chá chiêng, Tết Nguyên đán... góp phần nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn người Thái trên địa bàn.

Bánh tôm Hồ Tây - nét văn hóa ẩm thực đi dọc thời gian của người Hà Nội

(HBĐT) - Không biết có tự bao giờ, bánh tôm Hồ Tây tồn tại mãi với thời gian, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hà Nội. Ngon, lạ, thanh tao, có sức hút với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với Thủ đô yêu dấu.

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở quận Tây Hồ trở thành Di tích Lịch sử quốc gia

Theo Quyết định số 3087/QĐ-BVHTTDL vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An (23-25/8/1945) tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã trở thành Di tích Lịch sử quốc gia.

Gia tài hơn 600 ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang

Sau thời gian điều trị bệnh, tác giả của những ca khúc nổi tiếng về Hà Nội - nhạc sĩ Phú Quang đã qua đời vào lúc 8 giờ 45 ngày 8/12, hưởng thọ 72 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục