(HBĐT) - Hàng nghìn năm qua, những câu hát Đúm giao duyên, Thường Rang, Bộ Mẹng… là dân ca như mạch suối ngầm dung dưỡng tâm hồn bao thế hệ người Mường. Nhưng bất cập không thể vượt qua khi đó, lời nói, lời ca của các nghệ nhân như người xưa hay nói "lời nói gió bay”, không có phương tiện gì ghi lại.
Một cuộc ghi hình dân ca Mường được kênh Youtube Quach Lon thực hiện.
Cuộc Cách mạng công nghệ thông tin cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã làm thay đổi cuộc sống con người. Ngày nay, ai cũng có điện thoại thông minh kết nối mạng internet, đường dây mạng… Đặc biệt sự ra đời các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, zalo, đặc biệt là mạng chia sẻ video Youtube toàn cầu đã mang đến cho con người phương tiện và cái "kho” để lưu giữ và chia sẻ những dữ liệu trong cuộc sống, trong đó có việc hát dân ca Mường.
Trước năm 2020, việc được Dân ca Mường lên mạng xã hội bắt đầu được thực hiện lẻ tẻ do những người có điện thoại thông minh được trực tiếp xem, tham dự vào các cuộc hát. Nổi tiếng và được người xem nhiều nhất đó là cuộc hát của nghệ nhân Quách Thị Lon và Bùi Văn Tín tại Lễ hội Đình Cổi, xã Bình Chân (nay thuộc xã Vũ Bình, Lạc Sơn), được một số trang Youtube đăng lên đã gây sốt trong cộng đồng Mường.
Đặc biệt, sau năm 2019, khi hạ tầng mạng được phủ khắp trong tỉnh Hòa Bình, khắp nơi đều có sóng điện thoại di động, công nghệ 4G được đưa vào ứng dụng đại trà, điện thoại thông minh được sử dụng phổ biến. Lúc này, trên không gian mạng xuất hiện những trang Youtbe truyền tải hát dân ca Mường, như kênh Trai xứ Mường, Làn gió Tây Bắc, Miền Tây Bắc, Lệ Thơ… Đặc biệt sự xuất hiện của kênh Youtube Vong Bui, Quach Lon vào các năm 2015, 2020, đến nay, số lượng đăng ký của 2 kênh lên gần 30.000 người. Số lượng video về các nghệ nhân hát dân ca Mường, chủ yếu hát Đúm giao duyên, hát Thường Rang, Bộ Mẹng, hát lẩy kể chuyện: Nàng Nga và anh chàng Hai Mối, chuyện Út Lót Hồ Liêu… được tải lên gần 2.000 video, lượng người xem hát dân ca Mường lên đến hơn 16 triệu lượt /1 triệu người Mường.
Tháng 6/2021 xuất hiện kênh Youtube Hát tiếng Mường Hòa Bình… do Câu lạc bộ hát Mường Mường Khụ, xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình lập kênh, sau chưa đầy 6 tháng đã có hơn 2.400 người đăng ký, đã tải lên hơn 300 video các nghệ nhân hát Dân ca Mường, đến tháng 12/2021 thu hút hơn 800 nghìn lượt người xem hát dân ca Mường.
Đây là 3 kênh Youtube có nội dung và chủ đề chính chuyên truyền tải hát Dân ca Mường và văn hóa Mường. Tuy nhiên còn có rất nhiều trang Facebook cá nhân, các kênh Youtube thỉnh thoảng có đưa các video hay phát trực tiếp các cuộc hát dân ca Mường đưa lên mạng xã hội ngày càng nhiều hơn.
Qua một chút thông tin trên ta thấy việc đưa hát Dân ca Mường, trong đó có Thường Rang, Bộ Mẹnh, Hát Đúm giao duyên… là xu hướng hợp thời đại góp phần đưa dân ca Mường đi vào cuộc sống, phổ biến rộng rãi đến người Mường ở trong tỉnh Hòa Bình và ở khắp Việt Nam cũng như người Mường ở đang lao động, học tập, định cư ở nước ngoài.
Chị Bùi Thị Phương, là người Mường ở xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) xa quê vào miền Nam làm ăn và lấy chồng định cư ở Khu công nghiệp Sóng Thần, Dĩ An, tỉnh Đồng Nai cho biết: "Tôi xa quê Mường đã hơn 20 năm, trong này cũng có rất nhiều người Mường cùng xa quê như tôi. Hàng ngày, mỗi khi đi làm về và hay ngày nghỉ, ngày lễ, tết… Tôi cũng như nhiều nhà xung quanh đều mở ti vi hay điện thoại để vào các kênh Youtube như Vong Bui hay Quach Lon để nghe hát dân ca Mường. Cảm ơn các kênh Youtube, cảm ơn các nghệ nhân đã đưa tiếng hát Dân ca Mường đi xa”.
Ông Quách Văn Huyền, gần 60 tuổi, người Mường sinh ra ở Hương Nhượng (Lạc Sơn) đang làm ăn, sinh sống trong tỉnh Bình Phước. Mẹ đẻ ông là cố Nghệ nhân Quách Thị Hén nổi tiếng hát lẩy Chuyện Nàng Nga và Anh chàng Hai Mối, chuyện Hồ Liêu - Út Lót… Tiếng hát, giọng hát của cụ ngày nay không có ai sánh được. Vào năm 2012, khi cố nghệ nhân về thăm quê Mường Chum, xã Hương Nhượng đã nhờ Nhà nghiên cứu văn hóa Mường Bùi Huy Vọng ghi âm, ghi hình lại, tổng thời gian cụ hát để ghi dài hơn 4 tiếng đồng hồ. Năm 2019, kênh Youtube Vong Bui đưa trọn vẹn hình ảnh và lời hát của cố nghệ nhân Quách Thị Hén lên mạng đã gây sốt trong người Mường, trong thời gian ngắn đã có hàng trăm nghìn lượt người xem...
Thật không thể nói hết những lợi ích mà công nghệ thông tin và mặt tích cực của internet và mạng xã hội đem lại cho con người, trong đó, hát dân ca Mường được đưa lên mạng truyền thông toàn cầu. Giờ đây, di sản văn hóa, trong đó có dân ca Mường là một công cụ hữu hiệu, lưu trữ, truyền tải phổ biến trong cộng đồng Mường và ra thế giới bên ngoài. Tin chắc rằng sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mường, trong đó có dân ca Mường đang bước vào một trang mới truyền tải cho công chúng đương đại và mai sau.
Bùi Huy Vọng
(HBĐT) - Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc, không thể thiếu được món bánh dày. Ngày nay, đồng bào Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) vẫn gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống rất riêng từ nếp ăn ở, sinh hoạt, trang phục, trong đó phải kể đến tục làm bánh dày ngày tết. Với người Mông, ngoài rượu thịt, thì bánh dày là thứ không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết.
(HBĐT) - Từ năm 2020, lễ hội đình Khói, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) được khôi phục lại. Đây là lễ hội lớn của cả vùng, đáp ứng nhu cầu văn hoá tín ngưỡng của Nhân dân.
(HBĐT) - Chào xuân mới 2022, mừng Đảng quang vinh, mừng đất nước đổi mới, Báo Hoà Bình xuất bản ấn phẩm đặc biệt Xuân Nhâm Dần 2022. |
(HBĐT) - Chiều 20/1, tại Sở VH-TT&DL đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Sở VH-TT&DL với Báo Hòa Bình và Đài PT-TH tỉnh trong công tác tuyên truyền các sự kiện và hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình tỉnh Hoà Bình đến năm 2025.