(HBĐT) - Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc, không thể thiếu được món bánh dày. Ngày nay, đồng bào Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) vẫn gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống rất riêng từ nếp ăn ở, sinh hoạt, trang phục, trong đó phải kể đến tục làm bánh dày ngày tết. Với người Mông, ngoài rượu thịt, thì bánh dày là thứ không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết. 


Để có được những chiếc bánh dày ngon thì khâu quan trọng nhất là chọn gạo nếp ngon, dẻo, không bị lẫn gạo tẻ. Sau đó mang gạo đi ngâm từ sáng hôm trước để chiều hôm sau mới bắt đầu bắc lên bếp đồ. Trong thời gian đồ xôi, để lửa vừa phải, nếu để lửa to quá, xôi sẽ bị cháy và bánh có mùi khê, không ngon. Nguyên liệu để gói bánh là những chiếc lá dong hoặc tàu lá chuối đẹp không bị rách được rửa sạch, lau khô thì gói bánh mới thơm và để được lâu.

Xôi sau khi được đồ chín bắt đầu đem đổ ra máng để giã. Công việc giã bánh dày tốn rất nhiều sức, thường thì công đoạn này do đàn ông đảm nhiệm. Đàn ông khỏe hơn giã bánh mới đều tay, nhuyễn mịn, phụ nữ phải có sức khỏe mới giã được bánh dày. Giã bánh phải nhanh tay, nếu để xôi nguội bánh không nhuyễn, ăn không ngon. Để giã bánh phải dùng máng gỗ và chày gỗ làm bằng loại gỗ thật cứng, chắc. Như vậy mới không bị vỡ, mẻ, giã xôi cho tới khi nào xôi nhuyễn và dẻo quánh thành một khối mới đến phần các bà, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh tròn hoàn chỉnh. Theo phong tục của người Mông, sau khi giã xong bánh dày, thì chiếc bánh đầu tiên được chủ nhà đặt lên bàn thờ để cúng tổ tiên. Chiếc bánh được đặt về hướng mặt trời mọc, là nét văn hóa bao đời của người Mông. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ chia bánh cho con cháu, người thân trong gia đình rồi mới chia bánh cho khách và bạn bè đến chúc tết.

Ngày nay, ngoài việc làm bánh theo phương pháp truyền thống, nhiều gia đình người Mông đã thay việc giã bánh bằng cách mang gạo đi xay để tạo ra những chiếc bánh ngon, dẻo, mang đậm đà hương vị núi rừng. Điểm khác biệt của chiếc bánh dày người Mông so với các loại bánh khác đó là bánh không có nhân bên trong, không dùng các loại gia vị trộn vào. Bánh dày của đồng bào Mông có cách dùng khá đặc biệt. Bánh phải để nguội để phần vỏ hơi se lại, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ cho vào chảo rán hoặc nướng trên bếp than hồng. Bánh có thể để từ 3 ngày đến 1 tuần. Bánh để lâu cứng lại, chỉ cần cho lên bếp than hồng nướng lên, bánh sẽ nở ra và mềm trở lại. Bánh dày của người Mông khi ăn có thể chấm với đường mía hoặc mật ong. Bánh dày không chỉ thờ cúng tổ tiên trong ngày lễ tết mà còn là món ăn đãi khách quý đến thăm nhà. 

Bánh dày người Mông vừa là biểu tượng của no ấm, vừa là hương vị riêng của đồng bào Mông nơi vùng cao Tây Bắc. Đây là nét văn hóa truyền thống độc đáo để thu hút khách du lịch đến thăm quan trải nghiệm vào dịp đầu xuân.

P.V (ST)

Các tin khác


Hà Nội tạm dừng tổ chức nhiều lễ hội Xuân

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều lễ hội Xuân trên địa bàn Hà Nội tạm dừng tổ chức để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Sự kết hợp độc đáo giữa xiếc và cải lương

Nối tiếp thành công từ tác phẩm "Cây gậy thần”, Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa hoàn thành dàn dựng vở diễn "Thượng Thiên Thánh Mẫu”, tác phẩm thứ hai trong dự án "Huyền sử Việt”. Vở diễn đã mang đến nhiều bất ngờ thú vị cho người xem khi thể hiện sự sánh đôi đầy táo bạo, nhưng cũng rất ngọt ngào giữa cải lương và xiếc.

"Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2022" hứa hẹn tiếp tục là món ăn tinh thần hấp dẫn khán giả

Thông tin từ Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) ngày 16/1 cho biết: "Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2022” được phát sóng vào 20 giờ đêm 30 Tết (tức ngày 31/1/2022).

Sôi nổi cuộc thi gói bánh chưng của người Việt tại Singapore

Trong hai ngày 15 và 16/1, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Singapore đã diễn ra cuộc thi gói bánh chưng, bánh tét và trang trí, trưng bày thành phẩm với chủ đề "Tết Việt” của bà con kiều bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại "đảo quốc sư tử”.

Chương trình giao lưu nghệ thuật "Mãi mãi niềm tin theo Đảng"

Tối 16/1, tại Hà Nội, chương trình giao lưu nghệ thuật "Mãi mãi niềm tin theo Đảng” lần thứ 16 đã được tổ chức, nhằm chào mừng 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2022).

Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh: Khai thác, phát huy vốn văn hóa dân gian

(HBĐT) - Những ngày này, nghệ sỹ, diễn viên Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh khẩn trương tập luyện những tiết mục múa hát để kịp ghi hình và phát sóng phục vụ Nhân dân các dân tộc trong tỉnh dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục