(HBĐT) - Ngày 19/4, Phòng Dân tộc - UBND huyện Cao Phong phối hợp với trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Cao Phong và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức buổi giao lưu văn hóa đọc nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Đây là hoạt động trọng tâm nhằm hưởng ứng Ngày hội đọc sách, góp phần tôn vinh những giá trị tốt đẹp của sách và văn hóa đọc trong học đường cũng như trong cộng đồng.


Các đại biểu và học sinh tìm hiểu những quyển sách hay được trưng bày tại quầy sách lưu động của Thư viện tỉnh.

Đến dự buổi giao lưu, lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh nhấn mạnh: Năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện Quyết định số 1862/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào ngày 21/4 hàng năm trên phạm vi toàn quốc. Hưởng ứng Ngày hội ý nghĩa này, Ban Dân tộc tỉnh đã đề nghị Phòng Dân tộc các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động thiết thực nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Trong đó, huyện Cao Phong tổ chức buổi giao lưu văn hóa đọc với sự tham gia của hàng trăm cán bộ, giáo viên, học sinh, đại diện các cơ quan, đơn vị, nhà tài trợ.

Trong khuôn khổ chương trình có các hoạt động: Học sinh giới thiệu cuốn sách bổ ích của thư viện nhà trường; thi chấm điểm trưng bày "Tủ sách thân thiện” của các lớp; chương trình quyên góp sách, tủ sách, máy vi tính; tặng thưởng cho các học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2021 - 2022; thăm quan thư viện sách lưu động, cấp phát thẻ thư viện miễn phí do Thư viện tỉnh phối hợp thực hiện…

 Nhân dịp này, trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Cao Phong nhận được sự tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp với tổng trị giá trên 30 triệu đồng; nhận quyên góp trên 3.000 quyển sách cho tủ sách lớp học và thư viện nhà trường.


T.T

Các tin khác


Tôn vinh giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam


Bài 1: Sắc màu vùng cao làm giàu thêm văn học nghệ thuật nước nhà

Ngày 17/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định lấy ngày 19/4 hàng năm là "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”.

Tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc

(HBĐT) - Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg, lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc.

Tìm hiểu roóng Mo Đẻ đất đẻ nước: Bài 2 - Cây si khổng lồ - biểu tượng sức sống lưỡng hợp và mãnh liệt của người Mường

(HBĐT) - Sau khi đất - nước - trời - núi đồi… được sinh ra, cây si là cây đầu tiên tự sinh, tự mọc ra trên mặt đất. Cây si không phải là cây si thường, nó là cây si ban đầu - nói theo tiếng Hán - Việt thì là cây khởi thủy, từ cây si sinh muôn loài trên mặt đất.

Biểu dương những thành quả lao động xuất sắc của người làm báo cả nước

Sau ba ngày sôi nổi các hoạt động, chiều 15/4, Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề "Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn" do Hội Nhà báo Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức đã kết thúc tốt đẹp.

Tìm hiểu roóng mo Đẻ đất đẻ nước: Bài 1 - Đẻ đất đẻ nước - Sơ lược cấu trúc chương mo và một số khác biệt trong chi tiết

(HBĐT) - Trong Mo Sử thi Mường là tập hợp các các roóng (chương) Mo: Đẻ đất đẻ nước, Đẻ trứng Điếng, Xin lửa, Làm nhà, Hỏi vợ, Trồng dâu nuôi tằm, Đẻ Sanh, Đại hạn đại lụt (nạn hồng thủy), Tranh Chu đốt nhà vua Dịt Dàng, Săn muông thú, Đẻ trống đồng... Có thể nói, roóng mo Đẻ đất đẻ nước là chương mở đầu cho các chương mo Mường là sử thi. Trong tập hợp một số bài báo giới thiệu về mo Sử thi Mường, chúng tôi xin bắt đầu từ roóng Mo Đẻ đất đẻ nước.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục