(HBĐT) - Bình yên, trù phú, sáng - xanh - sạch - đẹp, đó là cảm nhận chung của nhiều người khi đặt chân tới thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy). Đường vào thôn thẳng tắp, 2 bên đường được tô điểm bằng sắc xanh của cây bách diệp. Người dân nơi đây chia sẻ rằng, những cây bách diệp thể hiện ý chí vươn lên, khát vọng phát triển không ngừng của một vùng quê nông thôn mới (NTM).


Người dân thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) quan tâm tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho đường làng, ngõ xóm. 

Đi tới đâu, trò chuyện với mỗi người dân chúng tôi đều cảm nhận rõ sự chân thành, đoàn kết, gắn bó vì sự phát triển của quê hương. 10 năm trước, đường làng, ngõ xóm của thôn nhỏ hẹp, đi lại khó khăn…, nay Tân Tiến khang trang, hiện đại, văn minh, xứng đáng là khu dân cư NTM kiểu mẫu của tỉnh. 

Bà Dương Hương Lan, Bí thư chi bộ thôn chia sẻ: Hướng đến cuộc sống yên vui, hạnh phúc là "sợi chỉ đỏ” trong suốt hành trình xây dựng NTM của Tân Tiến. Thôn được UBND huyện lựa chọn làm điểm xây dựng khu dân cư NTM nên cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tâm phát huy truyền thống quê hương, chủ động góp công sức, tiền của, đất đai, tháo dỡ, di chuyển công trình của gia đình phục vụ việc làm mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông, nhà văn hóa, trồng hoa tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho làng quê. Nhờ những đóng góp đó mà những con đường chật hẹp, lầy lội ngày nào giờ được đổ bê tông, rộng mở đến từng nhà. Dọc các tuyến đường, cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, băng rôn, khẩu hiệu treo rực rỡ, các loài hoa khoe sắc, đua hương, tạo nên bức tranh NTM tươi sáng. Các tuyến đường trong thôn được lắp hệ thống điện chiếu sáng và camera giám sát.

Cùng với giao thông, nhà ở, các công trình phụ trợ và vườn hộ được quy hoạch khoa học. Người dân luôn ý thức việc chỉnh trang nhà ở, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, xây dựng, tu sửa các công trình phụ trợ đảm bảo hợp vệ sinh, thuận tiện trong sinh hoạt.

Để trở thành một miền quê ấm no, người dân thôn Tân Tiến hướng tới nền sản xuất bền vững, liên kết theo chuỗi; hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Bà con đã cải tạo 10 ha vườn tạp, nhiều hộ phát triển chăn nuôi gà, trồng đào cảnh, cây ăn quả có múi, mít, bưởi, na… Trong quá trình sản xuất, bà con mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học như công nghệ tưới nhỏ giọt, sử dụng phân hữu cơ, ghi chép quá trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm cho nông sản. Trong thôn đã có 3 vườn được công nhận là vườn mẫu, gồm vườn của các hộ: Hà Văn Quang, Nhữ Văn Ngọc, Bùi Trọng Cương. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 55 triệu đồng.

Không chỉ kiến tạo cảnh quan làng quê xanh, sạch, đẹp, người dân Tân Tiến còn chung sức xây dựng đời sống văn hóa ngày càng văn minh, hiện đại. Nhiều năm nay, thôn không có đơn thư khiếu kiện, không có công dân phạm tội, mắc tai, tệ nạn xã hội. Từ năm 2016 đến nay, thôn giữ vững danh hiệu làng văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa chiếm 92,7%. Các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được thành lập, là sân chơi bổ ích của người dân. Thôn có 2 đội văn nghệ, 2 đội bóng chuyền nam, nữ hoạt động thường xuyên vào các buổi chiều trong ngày. Diện tích khu thể thao của thôn rộng trên 270 m2, đáp ứng nhu cầu tập luyện của bà con. 

Ông Phạm Xuân Hải - người dân thôn Tân Tiến chia sẻ: Ban ngày, chúng tôi tất bật với đồng ruộng nhưng đến tối chúng tôi lại trở thành những nghệ sỹ, cầu thủ bóng chuyền không chuyên. Cuộc sống của người dân quê tôi thật yên bình, hạnh phúc!

Thu Thủy

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục