(HBĐT) - Di chỉ hang Chổ thuộc xóm Hui, xã Cao Sơn (Lương Sơn), theo tiếng Mường có nghĩa là hang ốc, vì trong hang có rất nhiều vỏ ốc nằm rải đều khắp nền hang. Hang Chổ là nơi cư trú lâu dài của cư dân tiền sử Hòa Bình, đồng thời còn là di chỉ xưởng có niên đại trên dưới 10.000 năm cách ngày nay.


Hang Chổ, xã Cao Sơn (Lương Sơn) có lòng hang rộng, trong lớp trầm tích có nhiều vỏ ốc, xương động vật hóa thạch, một số mảnh tước và công cụ lao động.

Hang Chổ nằm ở phía Tây Nam dãy núi Sáng, cửa hang là một mái đá cao ráo, thoáng mát, hang có 2 cửa ngăn cách nhau bởi một tảng đá lớn. Hang ăn sâu vào lòng núi và dần thu hẹp vào trong. Phía trước cửa hang là một thung lũng rộng, cách không xa hang nhấp nhô một dãy đồi thấp, có dòng suối nhỏ chảy ngang qua, cây cối trong thung lũng quanh năm tươi tốt. Nền hang Chổ có rất nhiều vỏ ốc dải đều từ cửa hang tới tận đáy hang. Từ cửa hang tiến vào trong thấy nổi lên một tầng văn hóa với các nhuyễn thể ốc gắn kết với nhau thành tảng lớn, vẫn còn thấy một số công cụ đá dạng cuội ghè dính chặt vào các nhuyễn thể đó. Trong lớp trầm tích có nhiều xương động vật hoá thạch, một số mảnh tước và công cụ lao động. 

Di chỉ hang Chổ đã được nhà khảo cổ học người Pháp, bà M.Colani khai quật từ ngày 9 - 13/12/1926. Qua 3 lần điều tra, thám sát và nghiên cứu vào các năm 1926, 1984, 1998, hiện vật thu được khá phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại, trong đó di vật đá chiếm số lượng lớn, bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Căn cứ theo đó, các nhà khảo cổ học cho rằng: Di chỉ hang Chổ là nơi cư trú khá lâu của người nguyên thủy (thể hiện ở tầng văn hoá rất dày) dựa vào số lượng mảnh tước lớn, mảnh vỡ công cụ nhiều. Đồng thời còn phát hiện một số hạch đá có thể tích lớn (có vết bổ dở) là nguyên liệu chế tác công cụ chứng tỏ di tích còn là di chỉ xưởng. Tất cả các hiện vật thu được trong các lần nghiên cứu, khai quật hiện được bảo quản và tiếp tục nghiên cứu ở kho của Viện Khảo cổ học và kho của Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam. 

Về niên đại, hang Chổ trong tương quan với các di tích Hòa Bình khác. Hang có những yếu tố biểu hiện của một giai đoạn cao của Văn hóa Hòa Bình. Căn cứ vào tổng thể di vật có thể ra một khung niên đại tương đối của di tích trên dưới 10.000 năm trong giai đoạn chuyển tiếp sang trung kỳ đá mới ở nước ta. Di vật đá ở hang Chổ biểu hiện những đặc trưng của di vật Văn hóa Hòa Bình. Công cụ làm bằng đá cuội chiếm đa số, trong đó gồm cả những hòn cuội nguyên và những loại làm từ mảnh cuội tách mỏng. Ngoài những loại hình công cụ thuộc nhóm truyền thống như công cụ rìa lưỡi dọc, công cụ rìa liên tiếp, mũi nhọn… nổi bật lên là những đặc chủng công cụ đá Hòa Bình, gồm công cụ hình bầu dục, hình hạnh nhân, hình chữ nhật và rìu ngắn loại di vật có nhiều lỗ vũm nhỏ mà bà M.Colani gọi là pierres à cuppules thường gặp trong các di tích Hòa Bình khác cũng có mặt ở đây. Tầng văn hóa chủ yếu là nhuyễn thể ốc còn có các vỏ trai sông rất to, dày cho thấy khí hậu trong vùng thời kỳ ấy có độ ẩm cao và có các dòng sông, suối lớn trong khu vực. 

Hang Chổ là di tích khảo cổ học quan trọng, có giá trị cao trong công tác nghiên cứu và thăm quan về một nền văn hoá tiền sử nổi tiếng "Văn hóa Hòa Bình”, đến nay cơ bản vẫn giữ nguyên được hiện trạng ban đầu.

Đỗ Hà

Các tin khác


Tổ chức kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Ninh Bình

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước UNESCO 1972) sẽ diễn ra tại Ninh Bình vào ngày 6/9 cùng các hoạt động phụ trợ khác.

Đặc điểm phân bố và cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Văn hóa Hòa Bình (VHHB) là nền văn hóa thời đại đồ đá, được nhà khảo cổ học nữ người Pháp Madeleine Colani phát hiện và đặt tên từ những di tích hang động tìm thấy trong vùng núi đá vôi tỉnh Hòa Bình. Về phân bố, VHHB không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà phân bố rất rộng ở Đông Nam Á lục địa, kéo dài từ Nam Trung Quốc đến đảo Sumatra (Indonesia), Miến Điện và Philippines. Ở Việt Nam, VHHB phân bố phần lớn ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, chiếm trên 80% tổng số di tích của văn hóa này. Phần còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh: Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị…

Cộng tác viên, thông tin viên - tâm huyết, trách nhiệm, bền bỉ đồng hành cùng báo Đảng bộ tỉnh

(HBĐT) - Sau thời kỳ tái lập tỉnh (tháng 10/1991), trụ sở Báo Hòa Bình tại làng chuyên gia Sông Đà, thực sự là "ngôi nhà báo chí” của các nhà báo và cộng tác viên (CTV), thông tin viên (TTV) tâm huyết tỉnh nhà. Thời điểm đó, ngoài 4 nhà báo từ Báo Hà Sơn Bình "ngược núi” trở về xây dựng Báo Hòa Bình (gồm nhà báo Bùi Ỉnh, Trần Sĩ Thập và các cố nhà báo Bùi Tiến Thịnh, Lê Thưởng), số phóng viên còn quá ít ỏi thì các tin, bài, ảnh của CTV, TTV từ các huyện, thị trong tỉnh và các sở, ban, ngành gửi cho Báo thực sự quý giá.

Chữ viết dân tộc - động lực thúc đẩy phát triển KT-XH và bảo tồn tri thức bản địa, tri thức truyền thống

(HBĐT) - Người Tày ở vùng cao huyện Đà Bắc có chữ viết riêng theo hệ chữ Sanskrit có nguồn gốc từ Ấn Độ, thông qua mẫu tự Khmer. Chữ Tày xuất hiện từ thế kỷ thứ XI đến nay đã được thế giới công nhận là 1 trong 4 văn tự cổ của Đông Nam Á.

Huyện Lạc Sơn: Bảo đảm hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đúng pháp luật

(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Sơn có 9/24 xã, thị trấn có người theo tôn giáo, trong đó, đạo Công giáo có 19 xóm, phố với 700 hộ gia đình, 2.940 tín đồ; không có đạo lạ, đạo khác; dân tộc Mường chiếm 97,03%, còn lại là dân tộc Kinh, chủ yếu là đồng bào ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình lên khai hoang từ năm 1960.

Chuyên trang tiếng Mường Báo Hòa Bình điện tử - Bảo tồn và quảng bá văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Theo các nghiên cứu, dân tộc Mường là 1 trong 26 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chưa có chữ viết chính thức. Điều này khiến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường gặp không ít khó khăn, nhiều bản sắc riêng dần phai nhạt. Đầu năm 2017, khi Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được ban hành đã mở ra một giai đoạn mới cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục