(HBĐT) - Trong giai đoạn 2016 - 2022, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thông tin cơ sở; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng nội dung thông tin cho hệ thống đài truyền thanh cấp xã, góp phần hoàn thiện tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.


Xã Tân Vinh (Lương Sơn) quan tâm đầu tư trang thiết bị âm thanh phục vụ công tác thông tin cơ sở.

Sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 5/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về "Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở có sự chuyển biến mạnh mẽ; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin cơ sở. Hệ thống thiết chế thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh cơ bản phát huy được vai trò, chức năng là cầu nối cung cấp, chuyển tải, phản hồi thông tin giữa người dân với Đảng, chính quyền. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong tỉnh phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm, tích cực thông tin tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời thông tin những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân.

Tổ chức lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật làm công tác thông tin cơ sở được tăng cường. Đối với đài truyền thanh cấp xã, thị trấn, mỗi đài trung bình có 3 cán bộ, công chức phụ trách, từ 5 - 7 cán bộ trong ban biên tập. Tổng số nhân lực đài truyền thanh cấp xã có 195 người, trang thông tin điện tử của UBND cấp xã 290 người. Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nòng cốt trong hệ thống của cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở là 7.265 đồng chí (50 báo cáo viên cấp tỉnh, 334 báo cáo viên cấp huyện, 6.876 báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở).

Bên cạnh đó, các ngành, đoàn thể tổ chức hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên như: ngành Tư pháp có 172 báo cáo viên cấp tỉnh, 209 báo cáo viên cấp huyện, 1.657 tuyên truyền viên pháp luật cơ sở; ngành Công an có 153 báo cáo viên cấp tỉnh, 251 báo cáo viên cấp phòng; Hội LHPN có 19 báo cáo viên cấp tỉnh, 186 báo cáo viên cấp huyện, 1.702 báo cáo viên cơ sở… Mỗi xã có từ 5 - 10 cộng tác viên thông tin cơ sở thuộc các ngành, đoàn thể, hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm.

Toàn tỉnh có 1 đài phát thanh - truyền hình tỉnh; 10 trung tâm VH-TT&TT cấp huyện; 156 đài truyền thanh cấp xã; hơn 1.500 cụm loa truyền thanh tại các thôn, xóm, bản, tổ dân phố, cụm dân cư; 1.482 đội văn nghệ, tuyên truyền lưu động thôn, xóm, bản; 10 đội tuyên truyền cấp huyện, thành phố; 1 đội tuyên truyền cấp tỉnh; 1.482 điểm tủ sách pháp luật tại các thôn, xóm... Hoạt động tuyên truyền lưu động, bằng băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích; tuyên truyền miệng thông qua các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; qua zalo, facebook... kịp thời thông tin về hoạt động của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ T.Ư đến cơ sở; tăng cường tuyên truyền đến người dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Các cấp, các ngành, đơn vị chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đưa thông tin về cơ sở; phối hợp tăng cường đi cơ sở để tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền phù hợp điều kiện thực tế; tổ chức các cuộc thi tuyên truyền với hình thức sân khấu hóa... Việc sử dụng các nhóm zalo, facebook và các trang page để thông tin đến người dân những văn bản chỉ đạo, quy định về thực hiện biện pháp phòng, chống dịch đã phát huy tốt vai trò của chính quyền các cấp.

Trong 5 năm, các cơ quan chức năng đã thực hiện tốt các chủ trương của T.Ư, của tỉnh về công tác thông tin cơ sở. Sở Tư pháp phối hợp Báo Hòa Bình thực hiện 120 chuyên mục "Pháp luật và đời sống” trên báo in và báo điện tử; phối hợp Đài PT-TH tỉnh thực hiện 180 chuyên mục "Pháp luật và đời sống” trên sóng PT-TH. Báo Hòa Bình thường xuyên đưa tin, bài, phóng sự, phỏng vấn… tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đa số các huyện, thành phố đã ký kết với Báo Hòa Bình về phối hợp cung cấp thông tin tuyên truyền hoạt động của cấp ủy, chính quyền, tình hình phát triển KT-XH của địa phương trên Báo Hòa Bình...

Cùng với đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác thông tin cơ sở được quan tâm. Từ năm 2016 đến nay, Sở TT&TT đã tổ chức 65 lớp tập huấn cho trên 2.800 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thông tin cơ sở tại các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn. Lực lượng làm nhiệm vụ tuyên truyền thường xuyên được cung cấp thông tin, định hướng nội dung, bồi dưỡng kỹ năng để công tác thông tin tuyên truyền đến người dân đạt hiệu quả hơn. Thông qua các lớp tập huấn trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác thông tin cơ sở ngày càng được nâng cao, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh nhanh chóng đi vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH.


V.H


Các tin khác


Pà Cò hôm nay

(HBĐT) - Có dịp trở lại xã Pà Cò (Mai Châu), chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay trong cuộc sống người dân nơi đây. Đường vào xã cơ bản được bê tông hóa rộng rãi. Dọc đường có các cửa hàng nhỏ, người dân bày bán nhiều loại hàng hoá là sản phẩm địa phương, phục vụ nhu cầu của khách du lịch và đời sống Nhân dân.

Những phát hiện mới về Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Qua nhiều lần khai quật các hang động và nơi cư trú của người tiền sử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã có nhiều phát hiện mới về nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Những lần hội thảo ở các nước trên thế giới, ông đã minh chứng cho các nhà khoa học thấy rằng nền VHHB có niên đại lâu đời, đa dạng và phong phú hơn những gì chúng ta đã biết.

Kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận và tôn vinh nền văn hóa Hòa Bình (1932 - 2022)

(HBĐT) - Hòa Bình là nơi có sự phát hiện đầu tiên và nhiều nhất các di tích khảo cổ học thuộc Văn hóa Hòa Bình - một văn hóa khảo cổ nổi tiếng không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Văn hóa Hòa Bình trên đất Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất cổ, nơi có cư dân cư trú từ rất sớm. VHHB do bà Madeleine Colani (M.Colani) - nữ khảo cổ học người Pháp phát hiện năm 1926. Năm 1932, thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” được cả thế giới công nhận.

Sân chơi bổ ích thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng

(HBĐT) - Thành lập ngày 21/8/2022, câu lạc bộ (CLB) hát tiếng Mường xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) là sân chơi bổ ích, kết nối những người yêu ca hát, đam mê âm nhạc dân tộc Mường. Từ đó thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ trong đời sống nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị nền Văn hoá Hoà Bình

(HBĐT) - Tỉnh Hoà Bình được xem là một trong những chiếc nôi phát triển loài người với mật độ phân bố di chỉ dày đặc và phong phú. Sự hiện diện của nền Văn hoá Hoà Bình còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu quan trọng về quá trình sinh sống sớm của người hiện đại, phương thức, kỹ năng kiếm sống, mỹ thuật và tổ chức xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục