(HBĐT) - Chiều 22/11, UBND tỉnh tổ chức trọng thể Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú” của tỉnh. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; nguyên lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; các nhà khoa học của T.Ư và của tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy trao tặng Quyết định của Chủ tịch nước cho Nghệ nhân nhân dân Bùi Văn Minh (huyện Lạc Sơn).
Tại buổi lễ, đại diện Sở Nội vụ đã công bố các Quyết định của Chủ tịch nước về việc phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú” cho các cá nhân đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Theo đó, tại Quyết định số 1020/QĐ-CTN, ngày 09/9/2022, Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nghệ nhân nhân dân” cho 64 cá nhân trong cả nước. Tỉnh Hòa Bình có nghệ nhân Bùi Văn Minh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) được phong tặng "Nghệ nhân nhân dân”, loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Tại Quyết định số 1021/QĐ-CTN, ngày 09/9/2022, Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nghệ nhân ưu tú” cho 574 cá nhân trong cả nước. Tỉnh Hòa Bình có 26 nghệ nhân. Trong đó có 5 nghệ nhân thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, 21 nghệ nhân thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng 26 nghệ nhân của tỉnh được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Phát biểu chúc mừng các nghệ nhân, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Đây là kết quả của nỗ lực phấn đấu và tâm huyết của các nghệ nhân đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống các dân tộc của Hòa Bình đã được chú trọng thực hiện. Nhiều loại hình di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy, quảng bá rộng rãi đến bạn bè trong nước và quốc tế. Những thành quả trên có công lao đóng góp to lớn của các nghệ nhân, với vai trò là những người sáng tạo, gìn giữ, phát huy và trao truyền lại cho các thế hệ sau, để văn hóa truyền thống luôn tồn tại và phát triển cùng với nhịp sống hiện đại.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh mong rằng, các nghệ nhân được vinh danh hôm nay sẽ tiếp tục cống hiến bằng tài năng và uy tín nghề nghiệp, phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm của bản thân trong công cuộc giữ gìn, trao truyền di sản văn hóa cho các thế hệ trẻ tại cộng đồng, xứng đáng với danh hiệu mà Nhà nước và Nhân dân trao tặng.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế tại địa phương.
Thay mặt các nghệ nhân được phong tặng, Nghệ nhân nhân dân Bùi Văn Minh bày tỏ niềm vinh dự, tự hào khi được trao tặng danh hiệu cao quý. Đồng thời khẳng định, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là động lực để các nghệ nhân tiếp tục cống hiến, quyết tâm giữ gìn, truyền dạy và phát huy hơn nữa các giá trị di sản văn hoá của quê hương, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa Hòa Bình.
Danh sách 26 cá nhân của tỉnh Hòa Bình được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước "Nghệ nhân ưu tú”, theo Quyết định số 1021/QĐ-CTN, ngày 09/9/2022
1. Bà Nguyễn Thị Hình, xã Lâm Sơn (Lương Sơn), loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian;
2. Ông Bùi Thanh Bình, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian;
3. Ông Đoàn Linh Nhâm, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình), loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian;
4. Bà Hà Thị Bích, xã Nà Phòn (Mai Châu), loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian;
5. Bà Quách Thị Lon, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn), loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian;
6. Ông Bùi Văn Chiến, xã Phong Phú (Tân Lạc), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
7. Ông Bùi Văn Dớt, xã Định Cư (Lạc Sơn), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
8. Ông Bùi Văn Bởn, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
9. Ông Bùi Văn Phin, xã Phong Phú (Tân Lạc), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
10. Ông Bùi Văn Thắng, xã Kim Lập (Kim Bôi), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
11. Ông Bùi Văn Xiên, xã Phong Phú (Tân Lạc), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
12. Ông Bùi Văn Trúc, xã Đú Sáng (Kim Bôi), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
13. Ông Bùi Quang Trẻm, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
14. Ông Bùi Văn Xiêm, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
15. Ông Đinh Công Soạn, xã Phong Phú (Tân Lạc), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
16. Ông Bùi Văn Rậu, xã Cuối Hạ (Kim Bôi), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
17. Ông Bùi Văn Hải, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
18. Ông Xa Tiến Thọ, xã Hiền Lương (Đà Bắc), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
19. Ông Trương Đức Him, xã Đa Phúc (Yên Thủy), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
20. Ông Bùi Văn Nhản, xã Phong Phú (Tân Lạc), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
21. Ông Bùi Văn Biền, xã Tân Lập (Lạc Sơn), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
22. Ông Bùi Văn Ài, xã Cuối Hạ (Kim Bôi), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
23. Ông Bùi Văn Vịnh, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
24. Bà Đinh Thị Thảo (Phương Thảo), phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
25. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng;
26. Ông Bùi Văn Mẹo, xã Định Cư (Lạc Sơn), loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Thu Trang - Đỗ Hà
(HBĐT) - Qua nhiều lần khai quật các hang động và nơi cư trú của người tiền sử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã có nhiều phát hiện mới về nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Những lần hội thảo ở các nước trên thế giới, ông đã minh chứng cho các nhà khoa học thấy rằng nền VHHB có niên đại lâu đời, đa dạng và phong phú hơn những gì chúng ta đã biết.
(HBĐT) - Hòa Bình là nơi có sự phát hiện đầu tiên và nhiều nhất các di tích khảo cổ học thuộc Văn hóa Hòa Bình - một văn hóa khảo cổ nổi tiếng không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất cổ, nơi có cư dân cư trú từ rất sớm. VHHB do bà Madeleine Colani (M.Colani) - nữ khảo cổ học người Pháp phát hiện năm 1926. Năm 1932, thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” được cả thế giới công nhận.
(HBĐT) - Thành lập ngày 21/8/2022, câu lạc bộ (CLB) hát tiếng Mường xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) là sân chơi bổ ích, kết nối những người yêu ca hát, đam mê âm nhạc dân tộc Mường. Từ đó thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ trong đời sống nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
(HBĐT) - Tỉnh Hoà Bình được xem là một trong những chiếc nôi phát triển loài người với mật độ phân bố di chỉ dày đặc và phong phú. Sự hiện diện của nền Văn hoá Hoà Bình còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu quan trọng về quá trình sinh sống sớm của người hiện đại, phương thức, kỹ năng kiếm sống, mỹ thuật và tổ chức xã hội.
(HBĐT) - Nền Văn hoá Hoà Bình (VHHB) là nền văn hoá tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Các di tích VHHB được phát hiện, nghiên cứu trong nhiều thời kỳ khác nhau, do nhiều tổ chức, cá nhân tiến hành. Do nội dung phong phú và phức tạp của nền VHHB nên đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đang được thảo luận, nghiên cứu.