(HBĐT) - Mùa xuân cũng là mùa trẩy hội của du lịch chùa Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy). Lễ hội được khai hội vào mùng 4 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Từ lâu, lễ hội chùa Tiên luôn thu hút du khách trong và ngoài tỉnh thăm quan, chiêm bái.


Lễ hội chùa Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) thu hút đông đảo người dân đến thăm quan, chiêm bái.

Chúng tôi có mặt tại lễ khai hội chùa Tiên xuân Quý Mão 2023. Lễ hội năm nay được tổ chức quy mô cấp huyện. Chương trình khai hội đan xen giữa phần lễ và phần hội với nhiều tiết mục ca, múa nhạc, trò chơi đặc sắc của người dân địa phương, cuốn hút người dân và du khách. Chị Nguyễn Thị Hoa, từ TP Hồ Chí Minh về quê chia sẻ: Tôi là người xã Đồng Tâm, đi làm xa nhà nhiều năm. Năm nay, tôi có dịp về quê ăn Tết, được tham dự lễ hội chùa Tiên tôi rất xúc động. Chùa  Tiên được đầu tư khang trang, đẹp, thu hút đông du khách đến thăm, từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Anh Trần Văn Nghĩa, phường Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ: Từ lâu, tôi đã biết đến lễ hội chùa Tiên. Năm nào cũng vậy, gia đình tôi đều tổ chức lên thăm quan, vãn cảnh chùa, cầu mong 1 năm sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc, bình an...

Chùa Tiên là địa chỉ du lịch được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với đồi  núi xanh mướt, những động thạch nhũ kỳ ảo. Mỗi năm lễ hội lại được tổ chức quy mô hơn, du khách bốn phương tìm về nhiều hơn. Gọi là lễ hội chùa Tiên, nhưng đây là lễ hội chung cho cả khu di tích mà địa điểm chính được đặt ở  chùa Tiên.

Quần thể khu di tích chùa Tiên bao gồm hơn 20 điểm gồm loại hình di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ, thắng cảnh như: Đền Trình, đền Mẫu, động Thủy Tiên, thung lũng tình yêu, động giải   oan, suối vàng, suối bạc, động Cô Chín, động Ông Hoàng Bảy, động Châu Sơn, động Tam Tòa, Đình Trung, Chùa Tiên... Đến nơi đây, du khách như được trở về với cội nguồn, được hòa mình với mây trời sắc núi, để rồi cảm thấy tâm hồn  nhẹ nhàng, thanh thản. 

Đồng chí Nguyễn Ngọc Vân, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội - Du lịch huyện năm 2023 cho biết: Huyện Lạc Thủy có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, trong đó đặc biệt có khu di tích danh lam thắng cảnh quần thể hang động khu vực chùa Tiên với nhiều tiềm năng, lợi thế to lớn phát triển du lịch để mở rộng giao lưu, hội nhập, tạo dựng nền văn hóa giàu bản sắc. Lễ hội chùa Tiên đã trở thành một trong những lễ hội lớn của tỉnh, của huyện. Lễ hội được tổ chức để ôn lại truyền thống tập tục, nét đẹp của quê hương, tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân. Là dịp người dân địa phương cũng như du khách thập phương thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nơi gặp gỡ, giao lưu gắn thêm tình đoàn kết dân tộc và nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn văn hóa và các di sản, danh lam thắng cảnh của quê hương. Với những giá trị lịch sử văn hoá, di tích khảo cổ học và danh thắng động Tiên đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương. Lễ hội chùa Tiên năm nay có chủ đề "Du lịch văn minh kỷ cương" là chuỗi các hoạt động khai hội tại các điểm di tích trên địa bàn nhằm thúc đẩy ngành du lịch của huyện có thêm động lực vượt qua khó khăn, phục hồi, phát triển, đón du khách trong trạng thái "bình thường mới"; xây dựng hình ảnh Lạc Thủy là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn với bạn bè, du khách. 

"Đến với lễ hội chùa Tiên, du khách thập phương còn biết đến Lạc Thủy có 6 di tích xếp hạng Quốc gia; 11 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Bên cạnh đó, chùa Tiên còn nằm trong tua, tuyến nối các điểm khu du lịch chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam; Tràng An, chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình; chùa Hương, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Tạo hóa đã ưu đãi, ban tặng cho huyện Lạc Thủy những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh đó, huyện đã và đang tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và ngân sách địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng để mở ra cơ hội lớn thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, góp phần vào phát triển KT-XH trên địa bàn", đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh. 

 Hương Lan

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục