Hoạt động du lịch với lượng du khách cùng tổng mức doanh thu tăng ở nhiều địa phương đang khẳng định những đóng góp tích cực của ngành du lịch, dịch vụ vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước.
Biểu diễn dù lượn tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Phát huy kết quả đạt được, bên cạnh tăng cường hoàn thiện, bổ sung, làm mới các sản phẩm, tăng trải nghiệm cho du khách, nhiều địa phương cũng nhận rõ: để thu hút và tăng sức hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch bền vững, đảm bảo môi trường du lịch văn minh, thuận lợi là không thể xem nhẹ. Nếu hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi, sản phẩm du lịch đa dạng nhưng các yếu tố như vệ sinh môi trường, cảnh quan, các dịch vụ tiện ích dành cho du khách không được coi trọng sẽ tạo những "điểm trừ”, làm giảm đáng kể sức hút của điểm đến.
Bà Rịa - Vũng Tàu với lợi thế là địa phương duy nhất khu vực Đông Nam Bộ, có bờ biển dài với bãi cát thoải, nước trong, đủ điều kiện phát triển du lịch chất lượng cao, đang là điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều khu vực cảnh quan hấp dẫn, môi trường trong lành, các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, lễ hội văn hóa truyền thống. Tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm để địa phương trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế. Cùng với đó, tăng cường xây dựng, phát triển hình ảnh văn minh, sạch đẹp của các vùng đô thị ở địa phương đối với khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch chất lượng cao, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành kế hoạch thực hiện chỉnh trang đô thị với nhiều hoạt động cụ thể, được tiến hành đồng bộ, xuyên suốt từ tháng 4/2023 đến hết tháng 6/2025.
Tỉnh chọn huyện Côn Đảo xây dựng huyện kiểu mẫu về chỉnh trang đô thị. Thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, mỗi địa phương chọn ít nhất 2 phường để xây dựng đơn vị kiểu mẫu về chỉnh trang đô thị. Các huyện còn lại, mỗi huyện chọn ít nhất 1 thị trấn để xây dựng đơn vị kiểu mẫu về chỉnh trang đô thị. Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tăng cường quản lý, chỉnh trang đô thị trục đường Thùy Vân (thành phố du lịch Vũng Tàu) tạo không gian xanh, sạch, đẹp, thu hút khách du lịch. Tỉnh đẩy nhanh công tác quy hoạch, thiết kế, bố trí vốn đầu tư hoàn chỉnh phố đi bộ và có giải pháp giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông tại khu vực ngã Tư Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc). Đồng thời, tỉnh quan tâm đầu tư và có hình thức thu hút xã hội hóa đầu tư xây dựng công trình vệ sinh công cộng, nhất là các khu trung tâm, các địa điểm đông khách du lịch, nơi người dân có nhu cầu tiếp cận lớn.
Theo ông Vũ Hồng Thuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu, gìn giữ, đảm bảo môi trường du lịch văn minh, cảnh quan sạch, đẹp, xứng đáng với danh hiệu "Thành phố du lịch sạch ASEAN” là điều thành phố đặc biệt quan tâm. UBND thành phố triển khai đồng bộ loạt giải pháp bảo vệ môi trường biển, lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè, quản lý trật tự, vệ sinh và tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh tại các điểm du lịch, bãi biển, tạo sự thoải mái, an tâm cho du khách.
Thành phố Vũng Tàu cũng chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, chống rác thải nhựa, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân dân và du khách. Thành phố tập trung đầu tư và thu hút đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông, cơ sở vật chất để phát triển thành phố du lịch Vũng Tàu theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại.
Với Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định vị thế của một trong những trung tâm du lịch sôi động, thu hút lượng lớn du khách, quyết tâm khắc phục những điểm còn tồn tại, cùng với phát triển sản phẩm du lịch, Thành phố đang đẩy mạnh xây dựng, tạo lập hệ thống nhà vệ sinh công cộng theo hướng đảm bảo mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường, tạo thuận lợi tối đa cho du khách và người dân, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
Quận 1 - quận trung tâm của thành phố, nơi tập trung nhiều điểm du lịch thu hút du khách, đã vận động và công bố 100 điểm nhà hàng, khách sạn, quán cà phê hỗ trợ nhà vệ sinh miễn phí cho du khách. Cùng với đó, UBDND quận khẩn trương cải tạo xây dựng một số nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn, tăng tiện ích cho du khách khi đến tham quan. Không chỉ tại Quận 1, mong muốn xây dựng môi trường đô thị văn minh gắn với phát triển du lịch bền vững, thân thiện với du khách, lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng giao UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục vận động các chủ sở hữu, các đơn vị đang khai thác các trung tâm văn hóa, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống... sắp xếp, bố trí, hỗ trợ, tạo điều kiện để khách du lịch sử dụng công trình vệ sinh công cộng bên trong cơ sở, góp phần cùng thành phố chung tay đảm bảo môi trường đô thị văn minh, hiện đại, để điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn, thân thiện.
Tỉnh Bình Thuận - địa phương được chọn đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2023 cũng chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch gắn với đảm bảo môi trường du lịch văn minh.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận Bùi Thế Nhân, ngay trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè năm nay, để phục vụ chu đáo du khách, từng huyện, thị xã, thành phố, Ban quản lý các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, văn minh tại các điểm đến, chú trọng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách, phòng chống trộm cắp tài sản, phòng chống cháy nổ... Các đơn vị chức năng tăng cường công tác cứu hộ tại các bãi tắm ven biển, hồ bơi, trang bị đầy đủ phương tiện cứu hộ, lắp đặt biển báo, cờ hiệu, phao tiêu và đảm bảo luôn có nhân viên trực cứu hộ. Các khu, điểm du lịch, cung cấp dịch vụ lưu trú, ẩm thực... không để xảy ra tình trạng "chặt chém”, quấy nhiễu du khách, thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa, thể hiện điểm đến "Bình Thuận - hội tụ xanh” thực sự văn minh, an toàn, tạo nhiều dấu ấn đẹp với du khách.
Có thể nói, trong quá trình phục hồi và phát triển du lịch, không chỉ nỗ lực phát triển sản phẩm, tăng cường quảng bá, các địa phương đã và đang triển khai nhiều biện pháp cả trước mắt cũng như lâu dài để đảm bảo môi trường du lịch văn minh, an toàn, cảnh quan sạch, đẹp, góp phần khẳng định hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện, văn minh, hấp dẫn, luôn sẵn sàng chào đón và mang đến cho du khách trong nước cũng như quốc tế những trải nghiệm, khám phá thú vị nhất.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Những ngày tháng tư lịch sử, được về thăm Thủ đô Hà Nội, thăm Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long càng thấm thía giá trị vô giá của lịch sử, của văn hóa, sức mạnh Việt Nam.
(HBĐT) - Hàng năm, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) có ít nhất 75% khu dân cư (KDC) được công nhận KDC văn hoá. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (ĐSVH) được cán bộ và Nhân dân đồng thuận, hưởng ứng, trở thành việc làm thường xuyên ở các KDC.
(HBĐT) - Theo sử sách, vào thời nhà Lý, Tết Hàn thực của Trung Hoa đã du nhập vào đất nước ta do ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, nhưng đã được biến đổi mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với phong tục, tập quán và tín ngưỡng của từng địa phương, dân tộc và nay gọi đó là Tết Thanh minh (hay tiết thanh minh). Thanh minh là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí". "Thanh” nghĩa là khí trong, còn "minh” là sáng sủa. Thanh minh có nghĩa là trời mát mẻ, quang đãng. Vào ngày Tết Thanh minh, hầu hết mọi người từ già, trẻ, trai, gái đều ra phần mộ của dòng họ để quét dọn, sửa sang, bày mâm cúng tỏ lòng thành kính, biết ơn cha mẹ, tổ tiên.
(HBĐT) - Ngày 21/4, tại Sân vận động huyện Yên Thủy, UBND huyện Yên Thủy phối hợp với các Sở: TT&TT; VH-TT&DL; GD&ĐT tổ chức Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023 với chủ đề: Sách "Nhận thức – đổi mới – sáng tạo”.
(HBĐT) - Sáng 21/4, tại trường TH&THCS Thái Bình, Thành Đoàn phối hợp Phòng GD&ĐT TP Hòa Bình tổ chức Ngày hội Sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2023 với chủ đề "Sách - nhận thức - đổi mới - sáng tạo".
Năm 2005, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, Việt Nam đã 2 lần trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2022 - 2026). Điều này cho thấy những đóng góp của Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận; thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp, năng lực điều hành của nước ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.