(HBĐT) - Xã Đú Sáng (Kim Bôi) có 11 xóm với trên 1.200 hộ. Tuy nhiên, trên địa bàn xã chỉ có 2 nhà văn hóa (NVH) được đầu tư xây dựng kiến cố và hoạt động hiệu quả. Số còn lại hiện đã xuống cấp, hư hỏng nặng và không đảm bảo tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại khu dân cư. Thực tế đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, đồng thời chậm hoàn thành tiêu chí trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).


Nhà văn hóa xóm Suối Chuộn, xã Đú Sáng (Kim Bôi) được xây dựng cách đây hơn 20 năm, hiện đã xuống cấp, hư hỏng.

Tìm hiểu thực tế tại NVH xóm Suối Chuộn được xây dựng cách đây hơn 20 năm. Theo quan sát của phóng viên, NVH được xây dựng trên diện tích khoảng 35 – 40 m2 theo tiêu chuẩn cấp 4. Sau thời gian dài sử dụng, các hạng mục công trình như cửa ra vào, cửa sổ đã sập xệ, mối mọt; tấm lợp pro xi măng nứt vỡ dẫn đến tình trạng NVH bị dột khi trời mưa. Cả gian phòng chỉ có 2 bóng điện thắp sáng do Nhân dân đóng góp lắp đặt. Toàn bộ bàn ghế được tận dụng của các chi trường tiểu học trên địa bàn.

Anh Triệu Văn Tình, Bí thư chi bộ xóm Suối Chuộn trăn trở: "Mùa hè đến rồi, việc tổ chức các buổi sinh hoạt phải được diễn ra sớm và kết thúc trước 10h vì thời tiết oi bức, nắng nóng. Với trên 100 hộ dân, NVH không đủ sức chứa dẫn đến tình trạng một số người dân đến sau phải ngồi ngoài sảnh. Thực tế đó đã ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sinh hoạt, truyền đạt và tiếp thu thông tin”.

Anh Bùi Văn Thiển, thôn Sáng Trong chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn Nhà nước quan tâm hỗ trợ xây dựng NVH đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân. Đồng thời xây dựng sân chơi trong khuôn viên NVH để Nhân dân được vui chơi, rèn luyện thể thao. Chúng tôi sẵn sàng góp công, góp của để xây dựng NVH trở thành điểm sinh hoạt chung của Nhân dân trên địa bàn”.

Qua tìm hiểu được biết, các NVH trên địa bàn xã Đú Sáng được xây dựng trong khoảng thời gian đầu những năm 2000 với hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Thực tế hiện nay đều đã xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại cơ sở. Theo rà soát, tại 9 thôn, xóm chưa được xây dựng NVH hiện có gần 1.000 hộ dân sinh sống. Nếu tổ chức các hoạt động hội, họp vào mùa mưa thì dột nước, mùa hè thì nắng nóng. Hệ thống cơ sở vật chất đã hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi tổ chức sinh hoạt. Để tạm thời khắc phục khó khăn, các thôn, xóm trên địa bàn đã tự quyên góp kinh phí để thuê nhân công tu sửa. Bên cạnh đó, tại các xóm Suối Thản, Bãi Tam, Đồng Bãi... đã quyên góp kinh phí đổ bê tông sân chơi trong khuôn viên NVH để tổ chức luyện tập văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao.

Đồng chí Đặng Thế Quang, Chủ tịch UBND xã Đú Sáng cho biết: "Việc thiếu trầm trọng NVH đã ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức hội họp, sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, xóm trên địa bàn. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư, xây dựng NVH đảm bảo theo tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu sử dụng của Nhân dân. Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân đóng góp ngày công lao động để xây dựng, nâng cấp NVH. Bảo vệ, giữ gìn và sử dụng hiệu quả NVH trong quá trình tổ chức các sự kiện. Qua đó đáp ứng niềm mong mỏi của người dân, hoàn thành tiêu chí trong xây dựng NTM, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.


Đức Anh


Các tin khác


Huyện Tân Lạc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Tân Lạc có 85% dân số dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Kinh và các dân tộc khác cùng sinh sống. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc nói chung, dân tộc Mường nói riêng luôn được cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở quan tâm, góp phần nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa Mường Bi trong cuộc sống hôm nay.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

(HBĐT) - Không chỉ là nét đẹp văn hóa, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông… trên địa bàn tỉnh đã tạo ra giá trị kinh tế, đem lại thu nhập cho người dân. Ngoài việc giữ và nâng cao tay nghề của người thợ, cần có hỗ trợ về đào tạo, nâng cao chất lượng mẫu mã, quảng bá, giới thiệu sản phẩm để các sản phẩm vươn đến được thị trường lớn trong và ngoài tỉnh, tìm chỗ đứng vững chắc cho nghề dệt thổ cẩm.

Ngọt ngào dân ca Mường

(HBĐT) - Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về văn hoá, tín ngưỡng, ngôn ngữ, chữ viết, dân ca, dân vũ… Với người Mường cũng vậy, cùng với chiêng Mường thì các làn điệu dân ca có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của bà con.

Tuần lễ Văn hoá – du lịch cụm xã Bình Thanh, Thung Nai 

(HBĐT) - Trong 2 ngày (1-2/5), tại điểm du lịch cộng đồng xóm Mỗ, UBND xã Bình Thanh (Cao Phong) tổ chức Tuần lễ Văn hoá – du lịch và Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số cụm xã Bình Thanh, Thung Nai. Tuần lễ thu hút hàng nghìn người dân và du khách trong, ngoài huyện đến tham quan, trải nghiệm.


Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2023: Dấu ấn 10 năm với nhiều màu sắc trẻ trung

Được tổ chức khai mạc đúng vào dịp kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2023) Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng năm nay sẽ chào đón dấu mốc tuổi lên 10 đáng nhớ bằng một chương trình nghệ thuật rực rỡ, lung linh sắc màu trẻ trung, hiện đại mang tựa đề "Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”.

Giỗ Tổ Hùng Vương-tôn vinh các giá trị đạo đức, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Như thông lệ cứ đến ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch hằng năm, nhân dân ta trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài lại hướng về Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, nơi diễn ra lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với tất cả lòng thành kính, tri ân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục