Ngày 18/5, tại Bảo tàng Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội” và không gian nghệ thuật "Sen thư pháp” đã khai mạc, đón công chúng tham quan nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023).




Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề "Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội”.

Chương trình do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức sau gần 5 tháng nghiên cứu, sưu tầm, chuẩn bị nội dung trưng bày.

Phát biểu khai mạc trưng bày, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Thủ đô Hà Nội là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó lâu nhất (17 năm, từ năm 1945-1946 và từ 1954-1969). Hà Nội ghi dấu 292 địa danh liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Tư tưởng, tình cảm và những lời căn dặn ân cần, sâu sắc của Người đến nay là di sản vô giá, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân Hà Nội, góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến ngày càng văn minh, hiện đại.

Trong trưng bày chuyên đề "Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội”, 200 hình ảnh, tư liệu và kỷ vật quý, được chia thành 3 chủ đề.

Phần thứ nhất "Thủ đô Hà Nội với Bác Hồ” giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật về những địa điểm ghi dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ tại Hà Nội. Đó là hình ảnh Hà Nội đón Bác, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, đóng góp tinh thần, vật chất cho kháng chiến qua phong trào hũ gạo cứu đói, diệt giặc dốt, các hoạt động mít tinh, bầu cử… Đây cũng là phần trưng bày nhiều tư liệu về Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch và hình ảnh về ngày Bác mất.



Chương trình giao lưu với các nhân vật từng được gặp Bác Hồ, hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội.

Phần thứ hai "Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội” trưng bày tư liệu, hình ảnh thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo của Bác Hồ với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội trên các lĩnh vực: xây dựng Đảng, chính quyền, an ninh-quốc phòng, phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục. Trong phần trưng bày này còn có nhiều tư liệu, hình ảnh về tình cảm của Người với các tầng lớp nhân dân.

Phần thứ ba "Hà Nội làm theo lời Bác” trưng bày tư liệu, hình ảnh về sự nỗ lực không ngừng, cố gắng, đoàn kết một lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội nhằm xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển, văn minh và hiện đại. Trong đó có tư liệu, hình ảnh về quy hoạch phát triển Thủ đô, thành tựu phát triển kinh tế, xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Tại lễ khai mạc, người dân Thủ đô và du khách còn được lắng nghe chia sẻ, giao lưu với các nhân chứng lịch sử và hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội. Đó là bà Lê Thị Bích Châu, hiến tặng bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi (trong đó có bà Bích Châu hồi nhỏ); bà Nguyễn Thị Nga, hiến tặng ảnh chụp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Đại hội Thể thao Thủ đô năm 1961; ông Nguyễn Tiến Cường - đại diện gia đình nghệ nhân Phạm Quang Xuân, hiến tặng đôi dép cao su phục chế đôi dép cao su của Chủ tịch Hồ Chí Minh…



Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm giới thiệu về không gian nghệ thuật "Sen thư pháp”.

Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng cũng được triển lãm trong dịp này là không gian nghệ thuật "Sen thư pháp” với nhiều bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh ngôn cuộc sống đầy ý nghĩa. 40 tác phẩm thư pháp kết hợp tranh vẽ hoa sen thuộc bộ sưu tập "Sen trong đời sống văn hóa Việt" của bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - kỷ lục gia được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người sở hữu bộ sưu tập đa dạng các tác phẩm có hình tượng sen và đã được triển lãm ở nhiều nơi trong nước.

Trưng bày sẽ diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội đến hết năm 2023.

TheoNhanDan



Các tin khác


Ấn tượng lễ hội đánh cá suối xã Lỗ Sơn

(HBĐT) - Đã thành thông lệ, vào trung tuần tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân xã Lỗ Sơn nói riêng và huyện Tân Lạc nói chung lại hào hứng tham gia lễ hội đánh cá suối truyền thống. Trong 2 ngày 27 - 28/4 vừa qua, tại sân vận động xóm Tân Lập đã diễn ra lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2023. Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người đã có mặt tại địa điểm tổ chức lễ hội. Thanh niên khỏe mạnh tập trung thả bè mảng xuống suối đợi đến thời điểm thi đấu chính thức. Đội thi của các xóm kiểm tra lại lưới đánh cá. Chị em thì tất bật chuẩn bị những gian hàng, ẩm thực địa phương… tạo nên không khí lễ hội sôi động, rộn ràng.

Khai trương trưng bày chuyên đề “Di sản Văn hoá tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” tại Hải Phòng

(HBĐT) - Ngày 10/5, tại thành phố Hải Phòng, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hoà Bình tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề "Di sản Văn hoá tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 68 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2023) và Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2023.

Xây dựng nhà văn hóa - niềm mong mỏi của người dân xã Đú Sáng

(HBĐT) - Xã Đú Sáng (Kim Bôi) có 11 xóm với trên 1.200 hộ. Tuy nhiên, trên địa bàn xã chỉ có 2 nhà văn hóa (NVH) được đầu tư xây dựng kiến cố và hoạt động hiệu quả. Số còn lại hiện đã xuống cấp, hư hỏng nặng và không đảm bảo tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại khu dân cư. Thực tế đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, đồng thời chậm hoàn thành tiêu chí trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).

"Bản hùng ca Điện Biên" - Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2023) với chủ đề "Bản hùng ca Điện Biên”.

Thành phố Hòa Bình: Tạo đột phá trong đầu tư xây dựng nhà văn hóa xóm, tổ dân phố

(HBĐT) - Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, TP Hòa Bình có 56 nhà văn hóa (NVH) dôi dư; 140 NVH không đảm bảo chỗ ngồi sinh hoạt cộng đồng; 46 NVH có tổng diện tích dưới 200 m2, chưa đảm bảo định mức quy định… Tuy số lượng NVH đạt 195/208 xóm, tổ dân phố, tương đương 97% xóm, tổ dân phố có NVH nhưng thực tế đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quyết liệt hành động, hướng tới mục tiêu hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục