Tối 25/5 (ngày 7/4 năm Quý Mão), tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, UBND huyện Gia Lâm trang trọng tổ chức lễ khai mạc hội Gióng năm 2023 và đón nhận quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.


Chương trình nghệ thuật tại lễ khai hội Gióng năm 2023 và đón nhận quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: TTXVN phát

Khu di tích thờ Thánh Gióng với 10 địa điểm liên quan, trong đó nổi bật là đền Phù Đổng (hay còn gọi là đền Thượng - nơi thờ phụng Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương). Đền Thượng với quy mô bề thế, gồm nhiều hạng mục kiến trúc hiện còn bảo lưu được những mảng chạm khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII - XVIII của kiến trúc đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ. Di tích đền Phù Đổng đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Cùng với các địa điểm tôn thờ Đức Thánh Mẫu và Đức Thánh Gióng, trải qua ngàn đời nay, tại Phù Đổng còn lưu dấu ấn về lễ hội diễn ra vào mùng 9/4 âm lịch hàng năm, đó là hội Gióng.

Hội Gióng đền Phù Đổng được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những lễ hội kỳ thú nhất và cổ nhất. Đó cũng là hội được biết đến nhiều nhất, có tính đại chúng nhất, thu hút hàng vạn người đến tham dự.

Nét độc đáo của lễ hội Gióng là tính cộng đồng và do cộng đồng lưu giữ, thực hành từ ngàn đời nay. Hội Gióng với hội trận tiêu biểu, thu hút sự tham gia đông đảo cộng đồng dân cư, được trình diễn bằng hệ thống các biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa Việt, chứa đựng những sáng tạo, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình, về một nền hòa bình cho quốc gia và thế giới.

Cùng với hội Gióng tại Sóc Sơn, hội Gióng đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010.

Ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm bày tỏ: Vinh dự và tự hào là chủ nhân của một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa vật thể mang tầm quốc gia, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm thực sự lớn lao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn.

Hội Gióng đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm năm nay diễn ra từ ngày 25/5/2023 đến ngày 27/5/20232 (tức ngày mùng 6 đến ngày mùng 9/4 năm Quý Mão) tại đền Phù Đổng và nhiều địa điểm liên quan, nhằm tri ân công đức Thánh Gióng, tôn vinh, quảng bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng.

Các hoạt động được tổ chức trong dịp lễ hội, gồm: Lễ tế Thánh, dâng hương, rước khám đường, rước cỗ và hội trận truyền thống... Bên cạnh phần lễ, là phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống, góp phần quảng bá, giới thiệu du lịch Gia Lâm, du lịch Hà Nội, như: Thi đấu vật dân tộc, cờ tướng, hát tuồng, hát quan họ, văn nghệ quần chúng...


Đón nhận quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: TTXVN phát

Nhân dịp này, huyện Gia Lâm cũng đón nhận quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Thống nhất các danh mục sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023

(HBĐT) - Ngày 2/6, Ban tổ chức các sự kiện Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh tổ chức họp bàn, thông qua chương trình tổng thể các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chủ trì hội nghị.

Nhà văn Trần Đức Tiến được trao giải Hiệp sĩ Dế Mèn 2023

Ngày 31/5, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Đinh Quân - Bỏ đằng sau bóng tối để tìm về ánh sáng

Nếu tính từ triển lãm cá nhân đầu tiên Hiện thực và ảo tưởng (gallery Tràng An, Hà Nội, 1997) đến nay, Thiên khải là cột mốc sâu sắc và kỳ công bậc nhất của Đinh Quân (1964, Hải Phòng). Triển lãm đang diễn ra tại An Gallery (159 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM), bày hơn 40 tranh sơn mài trừu tượng, trong đó có nhiều bức khổ lớn.

Di tích - đến khổ với trùng tu, tôn tạo

Xung quanh câu chuyện "trùng tu, tôn tạo di tích” thời gian qua đã xảy ra không ít chuyện dở khóc dở cười. Với những di tích được trùng tu bằng nguồn kinh phí xã hội hoá, các nhà tài trợ đều như muốn thể hiện cái "Tôi” của mình to đùng, ngất ngưởng. Họ muốn theo kiểu: "ai bỏ tiền người đấy có quyền có tiếng nói.”

Xã Ngọc Sơn sôi nổi phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Chúc, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) cho biết: Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) ở địa phương đã gắn kết được nhiều cuộc vận động, phát huy vai trò chỉ đạo, tổ chức hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và tính tự quản của người dân trong cộng đồng.

Tuổi trẻ Hòa Bình số hóa di tích lịch sử quảng bá văn hóa, du lịch

(HBĐT) - Công trình thanh niên số hóa các di tích lịch sử - văn hóa, địa chỉ đỏ đang được Tỉnh Đoàn triển khai tích cực, hiệu quả. Không chỉ cung cấp thông tin, hình ảnh, tài liệu về di tích, địa danh lịch sử, địa điểm du lịch nổi tiếng một cách nhanh chóng, sinh động, công trình còn phát huy tinh thần xung kích, sức sáng tạo của tuổi trẻ trong tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục