(HBĐT) - Cùng với bản Lác, hang Láng, hang Piềng Kẻm, cây thị xóm Mỏ - cây di sản Việt Nam gắn với vùng đất Mường Thượng, xã Chiềng Châu (Mai Châu). Một số người làm du lịch ở địa phương đang ấp ủ thực hiện ý tưởng xây dựng chuỗi hoạt động trải nghiệm với lịch trình cây thị xóm Mỏ - bản Lác - hang Piềng Kẻm để góp phần giới thiệu, quảng bá về điểm đến Chiềng Châu tươi đẹp, mang giá trị lịch sử và giàu bản sắc văn hóa dân tộc Thái.


Du khách chiêm ngưỡng cây thị xóm Mỏ, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã được vinh danh cây di sản Việt Nam.

Nằm ngay bên đường ở cuối xóm Mỏ, cây thị cổ thụ như một người khổng lồ sừng sững, mang trên mình những trầm tích của thời gian. Anh Mạc Văn Quân, cán bộ văn hóa xã Chiềng Châu cho biết: Để được công nhận là cây di sản Việt Nam, cây thị này hội tụ đầy đủ tiêu chí như: mọc tự nhiên, sống ít nhất 200 năm, cao to hùng vĩ, có hình dáng đặc sắc. Đặc biệt là cây có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử. Du khách đến đây không khỏi sửng sốt trước vẻ kỳ vĩ của cây thị già tuổi đời hàng nghìn năm, gốc to đến cả chục người ôm không xuể, từng mảng rễ xù xì, gồ ghề, u cục nổi quanh gốc và những lớp vỏ dày tróc ra từng mảng. Giữa thân cây thị còn thủng lỗ chỗ những mảng lớn, ngay cả những cành trên ngọn cũng bám rêu mốc, nhuốm màu thời gian.

Người dân nơi đây thuộc làu về câu chuyện truyền thuyết khi xưa giặc cờ đen phương Bắc do Chư soái Lưu Hữu Phúc chỉ huy từ mạn Mộc Châu (Sơn La) tràn xuống, cho quân xây dựng đồn lũy tại khu vực cây thị xóm Mỏ hòng chiếm đóng Mai Châu. Quân giặc tàn ác đi đến đâu vơ vét tài sản của dân, tàn phá mùa màng, giết trai tráng trong làng và binh sĩ nơi chúng đi qua, lấy thủ cấp nộp cho Chư soái lấy công và treo lên ngọn cây thị để thị uy. Sau khi đã nhận công, chúng đào hố chôn tập trung cách gốc cây thị khoảng 200 m về phía Thanh Hóa. Mỗi khi đi qua đây, người dân đều vô cùng căm phẫn trước tội ác dã man của quân giặc. Chính vì vậy, họ nung nấu ý chí đánh đuổi ngoại xâm. Cây thị xóm Mỏ trở thành chứng nhân tội ác một thuở.

Đến thời Pháp thuộc, giặc tiếp tục bắt bớ và chém giết người vô cớ rồi cắt đầu treo lên cây thị. Gốc thị từng nhuốm máu đào của bao chiến sỹ yêu nước. Những năm chiến tranh, giặc ném bom dữ dội, gốc thị già thành nơi họp hội dân quân du kích, bày binh, bố trận để chiến đấu. Cây chính là chứng nhân lịch sử trong 2 cuộc chiến tranh của dân tộc, là vị cứu tinh che chở cho dân làng.

Tháng 8, tháng 9 là mùa thị chín, người dân đi qua đây vẫn được hít hà mùi thơm ngào ngạt của những trái thị thơm. Cây thị cổ thụ như linh hồn của người Thái Mai Châu. Người dân coi cây thị là tài sản vô giá và tin rằng cây thị rất linh thiêng. Ngày trước, kể cả các vị quan lang đi qua nơi đây đều phải xuống ngựa dắt qua. Ngày nay, vào dịp lễ hội Xên Mường hàng năm, thầy mo trước tiên phải thực hiện nghi lễ cúng tại gốc thị sau đó mới quay về đình làng Bôn hành lễ.

Năm 2016, cây thị xóm Mỏ được vinh danh là cây di sản Việt Nam. Nhờ được bảo vệ tốt nên cây thị cổ thụ vẫn vẹn nguyên sức sống, tỏa bóng xanh mát quanh năm. Người dân trong xóm thường xuyên phân công nhau đến chăm sóc, quét dọn. Chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để người dân và du khách hiểu thêm giá trị của chứng nhân lịch sử, chung tay bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử địa phương.

Bùi Minh


Các tin khác


Khám phá danh thắng núi Cột Cờ Mường Bi

(HBĐT) - Núi Cột Cờ Mường Bi ở xã Phong Phú (Tân Lạc) còn được biết đến với tên gọi núi Khụ Dọi. Đây được xem là món quà độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất, ngọn núi biểu tượng tiêu biểu trong đời sống tâm linh của người Mường Bi.

Khi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển

(HBĐT) - Xác định rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước, địa phương, trong những năm qua, tỉnh ta đã dành sự quan tâm đúng mức cho việc gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình nói chung, hồn cốt văn hóa của tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Đặc sắc Lễ hội Việt Nam - Hàn Quốc tại Đà Nẵng

Tối 7/9, Lễ hội Việt Nam - Hàn Quốc đã khai mạc tại Công viên Biển Đông, Đà Nẵng. Lễ hội được Sở Ngoại vụ phối hợp cùng các sở, ban, ngành liên quan và Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng tổ chức nhằm đáp lại niềm yêu mến văn hóa Việt - Hàn của người dân và du khách.

Gần 100 nghệ sĩ Hàn Quốc biểu diễn nhạc cụ truyền thống bên sông Hàn

Chiều 6/9, tại Đà Nẵng, đoàn nghệ thuật đến từ Hàn Quốc đã diễu hành và biểu diễn nhạc cụ truyền thống dọc bờ Tây sông Hàn để chào mừng Việt Nam-Hàn Quốc thành phố Đà Nẵng 2023.

Ra mắt cuốn sách “Fidel castro-Huyền thoại xuyên thế kỷ”

Nhân kỷ niệm 50 năm chuyến thăm lịch sử của Fidel vào chiến trường Quảng Trị (1973-2023), 70 năm cuộc tấn công Moncada (1953-2023) và 60 năm thành lập Ủy ban Cuba Đoàn kết với miền nam Việt Nam (1963-2023), Nhà Xuất bản Thông tấn đã cho ra mắt cuốn sách "Fidel castro-huyền thoại xuyên thế kỷ". Cuốn sách là một tuyển tập các bài viết về Fidel do nhà báo lão thành Phạm Đình Lợi sưu tầm, tuyển chọn và biên dịch.

Lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Người Mường chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh. Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, người Mường ở Hoà Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá độc đáo. Nhiều năm qua, tỉnh đặc biệt chú trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục